Chùa Diệu Giác
Chùa Diệu Giác có kiến trúc hình chữ “khẩu” dù được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính độc đáo
Chùa Diệu giác là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng sớm nhất tại Quảng Ngãi. Theo lời truyền lại: Chùa được xây dựng vào năm Bính Ngọ 1666, gắn với những truyền thuyết về Huyền Trân công chúa.
Buổi ban đầu chùa có tên là Viên Tông tự, được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch Sắc tứ vào ngày mùng 8 tháng 6 năm Giáp Tuất- 1754, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15, triều vua Lê Hiển Tông. Năm Thiệu Trị nguyên niên (Tân Sửu- 1841) chùa đổi tên là Diệu Giác tự vì kỵ huý tên nhà vua -Nguyễn Phúc Miên Tông.
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, chép:
“Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn, chùa dựng trên gò cao, trước mặt trông ra hồ lớn nhỏ. Hồi đầu bản triều có sắc cho tên là Viên Tông, quy mô rộng rãi, sau trải qua loạn lạc, chùa bị tàn phá, đến lúc đại định, các tăng đồ mới tu bổ lại. Từ đấy đèn hương rất thịnh. Năm Thiệu Trị thứ nhứt (1841) đổi tên là chùa Diệu Giác, năm thứ 5 người địa phương trùng tu, nhà cửa sạch sẽ rộng rãi, giới luật trang nghiêm, nhiều người đến lễ và xin thẻ”(1).
Trong chùa Diệu Giác hiện còn lưu giữ một số văn bản chữ Hán giá trị ghi lại nhiều sự kiện liên quan đến chùa. Theo đó, từ năm 1841 đến 1848, chùa đã trải qua ba lần trùng tu, sau đó đến nay, chùa trải qua nhiều lần tôn tạo khác. Do đó, kiến trúc của chùa hiện nay so với trước đây đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, chùa Diệu Giác vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm của ngôi chùa có lịch sử gần 400 năm.
Chùa Diệu Giác hiện nay có kiến trúc hình chữ “khẩu” (hình vuông). Từ tam quan đi vào khoảng 50 m là Đại hùng bảo điện được xây dựng khá bề thế. Phía sau và hai bên chánh điện là nhà tổ, nhà khách và nhà trù. Trong khuôn viên chùa, ngoài am thờ Huyền Trân còn có ba ngôi tháp cổ, là mộ của các vị trụ trì đời thứ nhất, đời thứ hai và đời thứ năm.
Là một trong các danh tự của Quảng Ngãi nên chùa Diệu Giác được nhắc đến trong nhiều bộ sử sách. Đại Nam nhất thống chí viết về chùa như sau: “Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn… Hồi đầu, bản triều có sắc cho tên Viên Tông tự, quy mô rộng rãi. Sau trải qua loạn lạc, chùa bị tàn phá. Đến lúc đại định, các tông đồ mới tu lại rất thịnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất, đổi tên thành chùa Diệu Giác”.
Một điều đặc biệt ở Diệu Giác tự là các sư trụ trì của chùa qua các đời thuộc nhiều thiền phái khác nhau (như Thiệt Diệu Liễu Quán, Minh Châu Hương Hải, Minh Hải Bảo pháp…). Đây cũng là ngôi chùa có sự gắn kết với cộng đồng rất sâu đậm. Trong lịch sử của chùa, nhiều lần các hào lý và người dân làng Phú Lộc đứng ra khấu trình triều đình xin tôn tạo chùa (điều này còn được ghi lại trong các văn bia tại chùa). Những thời gian chùa không có chư tăng trụ trì, phật tử và nhân dân trong vùng đã thay nhau hương khói, coi sóc chùa. Hiện nay, chùa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân vùng Bình Sơn.
Diệu Giác tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Về xứ Cẩm Thành, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội vãn cảnh chùa Diệu Giác để có được những trải nghiệm thú vị giữa chốn thiền môn nơi ngôi cổ tự có từ gần 400 năm trước.
Chùa tọa lạc sát phía tây quốc lộ 1A, thuộc thôn Phú Lộc, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, cách trung tâm khoảng 20km về hướng Bắc. Theo lời truyền lại, xưa kia chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam, có 2 tầng mái chồng diêm, bốn góc uốn cong gắn đầu phụng. Năm Tự Đức thứ hai – 1848 xây thêm bảo tháp Quán thế âm ở sân chùa. Nội thất ngôi chùa khá uy nghi, gian chính điện có bức hoành phi sơn son dát đồng.
Sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc chùa có sự thay đổi, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm của ngôi chùa có lịch sử gần 400 năm. Hiện nay, chùa có kiến trúc hình chữ “khẩu” (hình vuông). Đi vào sẽ gặp ngay Đại hùng bửu điện.
Hiện nay, chùa đã trở thành nơi gắn bó với người dân trong văn hoá tâm linh tín ngưỡng. Hàng năm chùa tổ chức những ngày vía, lễ Vu Lan, Phật Đản… thường xuyên và được người dân cùng với các du khách hành hương tham gia dự lễ và chiêm bái thường xuyên.
Xem thêm: https://phatgiao.vn/bai-viet/luoc-su-chua-sac-tu-dieu-giac.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét