Trường Lũy Quảng Ngãi
Trường Lũy Quảng Ngãi (gọi tắt là Trường Lũy), hay Trường Lũy Quảng Ngãi- Bình Định, Tĩnh Man trường lũy (gọi theo sử Nguyễn); đều là tên gọi của một công trình kiến trúc lớn, đa dạng, nhiều phần được làm bằng đá hoặc đất, chạy dọc theo đường thượng đạo xưa từ Quảng Ngãi đến Bình Định, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì đây là một trường lũy dài nhất Đông Nam Á.
Theo sử liệu, vào khoảng giữa thế kỷ XVI, một vài đồn (bảo) ở miền Tây Quảng Ngãi được Bùi Tá Hán (1496-1568), cho xây dựng để nhằm kiểm soát giao thương và bình định vùng miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Thời chúa Nguyễn, vì nhiều nguyên nhân, một số dân tộc ở Đá Vách (Quảng Ngãi, phần đông là tộc người H’rê) đã nổi lên chống đối triều đình. Đến năm 1750, khi được cử làm Tuần vũ Quảng Ngãi, Nguyễn Cư Trinh cũng tiếp tục cho xây dựng một số đồn (bảo) khác trên vùng đất này.
Sau vua Gia Long lên ngôi, mở ra triều Nguyễn, việc chống đối của dân tộc Đá Vách càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, gây khó khăn cho triều đình, nhiều binh tướng bị sát hại. Để chặn đứng nguy cơ "bị uy hiếp, tràn lấn của ác man Đá Vách", năm Gia Long thứ 18 (1819), Tả quân Lê Văn Duyệt xin đắp "lũy Bình Man" (nay gọi là Trường Lũy Quảng Ngãi, vì phần lớn lũy nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) và được vua chấp thuận.
(Một đoạn đường là di tích Trường Lũy ngày xưa)
Để có một Trường Lũy dài hàng trăm km, nối kết hàng trăm đồn (bảo) lại với nhau, hình thành một hệ thống đồn – lũy liên hoàn, chạy từ huyện Hà Đông tỉnh Quảng Nam đến phía bắc phủ Bồng Sơn tỉnh Bình Định, phải nhờ đến công sức của hàng ngàn binh lính và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đặc biệt là nhân dân các dân tộc Kinh, Hrê ở Quảng Ngãi cùng nhau xây dựng vào năm 1819 dưới sự chỉ huy của Tá quan Lê Văn Duyệt (1764-1832) và sau đó là tướng Nguyễn Tấn, hai người đều quê Quảng Ngãi.
Theo các bộ chính sử của triều Nguyễn, như Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí….thì Trường Lũy dài 117 dặm, 115 bảo, mỗi bảo có khoảng 10 lính canh gác, nhằm kiểm soát việc qua lại và giao thương giữa hai vùng.
Về mặt địa thế, lũy nằm theo con đường thượng đạo Bắc Nam, nơi từng là lộ trình cho các cuộc hành quân lịch sử thời xưa. Như vào năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo từ Thị Nại ra đánh lấy Phú Xuân, họ đã dùng con đường thượng đạo này để di chuyển mà không bị cản trở như ở hạ nguồn vì nơi đó có những cửa sông lớn chắn lối.
Về cấu tạo, Trường Lũy đắp bằng đất và đá (to bằng đầu người), cao 2m, dày 1,5m, phía ngoài có hào sâu rộng trên 3m và một hàng rào tre gai. Khảo sát bờ Trường Lũy chạy qua La Vuông (Bình Định) còn khá nguyên vẹn, thì thấy lũy có dáng hình thang, chân rộng 4-5m, mặt thành 2-3m có thể đi lại tuần tra thuận tiện. Tuy đây là một ranh giới nhưng không phải là một ranh giới đóng kín. Lũy cắt ngang qua nhiều sông, suối. Mỗi chỗ cắt ngang lại có một cổng, do một đồn bảo canh gác điều hành việc đi lại giữa cộng đồng người Việt và người H’rê.
Song cái đáng chú ý của Trường Lũy không chỉ ở độ dài, mà còn vì công trình được đắp hoàn toàn trên một địa hình rất khó khăn và phức tạp, gần như theo địa hình, hướng thành không theo một hướng nào nhất định, khi thì trên đỉnh núi, khi thì sườn đồi, dọc theo suối. Phải là người uyên bác mới tính toán được vậy, và phải tốn biết bao công sức của bao thế hệ người Việt mới được vậy
(Đoạn lũy đắp bằng đất đá)
Từ Gia Long (1802-1820) đến Tự Đức (1848-1884), Trường Lũy thường xuyên được triều Nguyễn chú trọng tu bổ và thay đổi cơ cấu quản lý quân sự đóng giữ tại đây. Ngay từ thời Gia Long, ngoài việc quân lính triều đình được phiên chế theo Cơ đội, còn mộ thêm cư dân của các địa phương đặt làm 27 lân theo binh lính của 6 cơ Kiên.
Mỗi lần lại đặt ra chức Cai lân, Phó lân để cai quản. Sang thời Minh Mệnh (1820-1840), Cai lân được phong hàm Chánh bát phẩm Bá hộ, Phó lân phong Chánh cửu phẩm Bá hộ. Thời Thiệu Trị (1841-1847), quân triều đình vẫn được phiên chế theo Cơ, mỗi Cơ đặt chức Chánh quản cơ và Phó quản cơ, mỗi đồn đặt một viên Suất đội đóng ở các cửa Tấn để phòng thủ. Tất cả số quân đều do quan Lãnh binh của tỉnh Quảng Ngãi quản lãnh chung
Năm Tự Đức thứ 8 (1855), trùng tu Trường lũy: Nhà vua cho là dãy Trường lũy ở Quảng Ngãi dài xa, phòng thủ nhiều ngả, chuẩn cho đặt thêm 30 bảo. Tháng 4 năm Bính Thìn (1856): Dân hơn 60 xã, thôn, trại, ấp ở ba huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa (nay là Tư Nghĩa), Mộ Đức ủy người về kinh (Huế) kêu xin việc binh dân ở hạt cơ Tĩnh Man, tình hình khổ quá và phải đi đắp Trường lũy... công việc quá nặng, khó gánh chịu nổi. Tháng 3 năm sau (1857), bố chính Quảng Ngãi là Phạm Tỉnh lại tâu xin đắp Trường lũy một cách quy mô, tập trung ngót 2.500 binh lính và huy động dân đinh ba huyện 3.700 người. Tự Đức đồng ý, lại còn ra lệnh khẩn trương sửa đắp xong trong 3 tháng.
Tháng 12 năm Tự Đức thứ 16 (1863), đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tịnh (Tĩnh) man tỉnh Quảng Ngãi, Nguyễn Tấn, người trong tỉnh, được thăng hàm Thị độc sung bổ lĩnh chức.
Tháng 3 năm Tự Đức thứ 19 (1866), Tiễu phủ sứ Nguyễn Tấn dâng tâu: Thổ dân ở ven lũy, nhà cửa thưa thớt, dân cư sống cách nhau, khi có việc cảnh cấp, tiếp ứng không tiện, nên dựng trại có rào sách ở Trường lũy Quảng Ngãi, sức cho dân về tụ họp như biên dân ở Lạng Sơn. Triều đình đồng ý cho phép Nguyễn Tấn chỉ huy việc xây dựng: Hào nước bên ngoài ngang 5 thước sâu 4, thân Trường lũy cao 3 thước 4 tấc, chân dày 3 thước, dài tất cả 29.556 trượng.
(Trường Lũy cao quá đầu người, có thể đi lại trên lũy)
Quá trình trùng tu, bổ sung xây dựng, tăng cường lực lượng bố phòng của Trường lũy được các vua triều Nguyễn quan tâm đặc biệt, nhất là từ khi Nguyễn Tấn được bổ chức Tiễu phủ sứ thì Trường Lũy càng được hoàn thiện, trở thành một tuyến phòng thủ vững chắc của vùng núi Trung bộ.
Trong thời gian nhậm chức tại đây, Nguyễn Tấn đã nỗ lực để tuyến phòng thủ này phát huy hiệu quả, giữ vững an ninh cho vùng biên, đảm bảo cuộc sống của dân cư được yên ổn. Vua Tự Đức đã ca ngợi Nguyễn Tấn khi ông mất như sau: Tấn từ khi lĩnh chức Tiễu phủ sứ đã 10 năm, đất Man được yên. Nhà vua truy tặng chức Hữu Tham tri bộ Binh, còn cấp tiền, gạo để lo tang ma cho ông, trợ cấp hàng tháng cho thân mẫu Nguyễn Tấn.
Trường lũy xưa, triều Nguyễn xây dựng mang tính chất phòng vệ, song hiệu quả không cao, vì “quân Đá Vách dùng lối đánh du kích ẩn hiện khó lường, mà quân triều từ nơi khác đến đóng giữ lâu ngày không quen thủy thổ”, và vì họ đều có “tài nghệ chiến đấu”. Tướng Nguyễn Tấn trongVũ Man tạp lục thư kể: “Người Man ở tỉnh tôi, tính tình hung hãn, đi đứng chạy nhảy lanh lẹ, đến như luồng điện sáng, đi tựa ánh chớp. Dựa vào nơi hiểm yếu, bắn tên phóng lao, đó là môn sở trường của họ vậy... Trước đây quan binh đã từng bị chúng đánh thua, và chẳng phải là một lần mà thôi.”
Rút lại, theo GS. Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX, thì:“Trải qua các triều vua từ GiaLong đến Tự Đức, “lũy bình Man” liên tiếp được củng cố, đồn bảo trên lũy liên tiếp được sửa đắp, tăng cường, nhưng triều Nguyễn vẫn không sao đè bẹp được cuộc đấu tranh của các dân tộc Đá Vách. Ngay tác giả Vũ Man tạp lục thư cũng đã thú nhật sự bất lực của Trường lũy: "... Kế sách phòng bị quá chu đáo, chặt chẽ, không gì lọt qua được, tuy nhiên không có gì tốt hơn là giữ được (lòng) người vậy."
(Một hệ thống lũy vững chắc)
Các học giả Việt Nam và nước ngoài tham gia một Hội thảo khoa học quốc tế về khu di tích khảo cổ học Trường lũy Quảng Ngãi vào tháng 3 năm 2011, thống nhất đưa ra đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của tuyến phòng thủ miền núi này: Trường lũy không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; mà còn tạo điều kiện cho thông thương, giao lưu mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển. Công trình có ý nghĩa quan trọng về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoài ra, còn có giá trị to lớn trên lĩnh vực quân sự, là cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc.
Với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng khai thác du lịch, ngày 9-3-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Trường lũy Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
(Theo lophocvuive.com)
Trường Lũy Quảng Ngãi (gọi tắt là Trường Lũy), hay Trường Lũy Quảng Ngãi- Bình Định, Tĩnh Man trường lũy (gọi theo sử Nguyễn); đều là tên gọi của một công trình kiến trúc lớn, đa dạng, nhiều phần được làm bằng đá hoặc đất, chạy dọc theo đường thượng đạo xưa từ Quảng Ngãi đến Bình Định, bắt đầu từ huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định). Theo nhiều nhà nghiên cứu, thì đây là một trường lũy dài nhất Đông Nam Á.
Theo sử liệu, vào khoảng giữa thế kỷ XVI, một vài đồn (bảo) ở miền Tây Quảng Ngãi được Bùi Tá Hán (1496-1568), cho xây dựng để nhằm kiểm soát giao thương và bình định vùng miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi. Thời chúa Nguyễn, vì nhiều nguyên nhân, một số dân tộc ở Đá Vách (Quảng Ngãi, phần đông là tộc người H’rê) đã nổi lên chống đối triều đình. Đến năm 1750, khi được cử làm Tuần vũ Quảng Ngãi, Nguyễn Cư Trinh cũng tiếp tục cho xây dựng một số đồn (bảo) khác trên vùng đất này.
Sau vua Gia Long lên ngôi, mở ra triều Nguyễn, việc chống đối của dân tộc Đá Vách càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, gây khó khăn cho triều đình, nhiều binh tướng bị sát hại. Để chặn đứng nguy cơ "bị uy hiếp, tràn lấn của ác man Đá Vách", năm Gia Long thứ 18 (1819), Tả quân Lê Văn Duyệt xin đắp "lũy Bình Man" (nay gọi là Trường Lũy Quảng Ngãi, vì phần lớn lũy nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi) và được vua chấp thuận.
(Một đoạn đường là di tích Trường Lũy ngày xưa)
Để có một Trường Lũy dài hàng trăm km, nối kết hàng trăm đồn (bảo) lại với nhau, hình thành một hệ thống đồn – lũy liên hoàn, chạy từ huyện Hà Đông tỉnh Quảng Nam đến phía bắc phủ Bồng Sơn tỉnh Bình Định, phải nhờ đến công sức của hàng ngàn binh lính và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Đặc biệt là nhân dân các dân tộc Kinh, Hrê ở Quảng Ngãi cùng nhau xây dựng vào năm 1819 dưới sự chỉ huy của Tá quan Lê Văn Duyệt (1764-1832) và sau đó là tướng Nguyễn Tấn, hai người đều quê Quảng Ngãi.
Theo các bộ chính sử của triều Nguyễn, như Đại Nam thực lục, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh địa dư chí….thì Trường Lũy dài 117 dặm, 115 bảo, mỗi bảo có khoảng 10 lính canh gác, nhằm kiểm soát việc qua lại và giao thương giữa hai vùng.
Về mặt địa thế, lũy nằm theo con đường thượng đạo Bắc Nam, nơi từng là lộ trình cho các cuộc hành quân lịch sử thời xưa. Như vào năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo từ Thị Nại ra đánh lấy Phú Xuân, họ đã dùng con đường thượng đạo này để di chuyển mà không bị cản trở như ở hạ nguồn vì nơi đó có những cửa sông lớn chắn lối.
Về cấu tạo, Trường Lũy đắp bằng đất và đá (to bằng đầu người), cao 2m, dày 1,5m, phía ngoài có hào sâu rộng trên 3m và một hàng rào tre gai. Khảo sát bờ Trường Lũy chạy qua La Vuông (Bình Định) còn khá nguyên vẹn, thì thấy lũy có dáng hình thang, chân rộng 4-5m, mặt thành 2-3m có thể đi lại tuần tra thuận tiện. Tuy đây là một ranh giới nhưng không phải là một ranh giới đóng kín. Lũy cắt ngang qua nhiều sông, suối. Mỗi chỗ cắt ngang lại có một cổng, do một đồn bảo canh gác điều hành việc đi lại giữa cộng đồng người Việt và người H’rê.
Song cái đáng chú ý của Trường Lũy không chỉ ở độ dài, mà còn vì công trình được đắp hoàn toàn trên một địa hình rất khó khăn và phức tạp, gần như theo địa hình, hướng thành không theo một hướng nào nhất định, khi thì trên đỉnh núi, khi thì sườn đồi, dọc theo suối. Phải là người uyên bác mới tính toán được vậy, và phải tốn biết bao công sức của bao thế hệ người Việt mới được vậy
(Đoạn lũy đắp bằng đất đá)
Từ Gia Long (1802-1820) đến Tự Đức (1848-1884), Trường Lũy thường xuyên được triều Nguyễn chú trọng tu bổ và thay đổi cơ cấu quản lý quân sự đóng giữ tại đây. Ngay từ thời Gia Long, ngoài việc quân lính triều đình được phiên chế theo Cơ đội, còn mộ thêm cư dân của các địa phương đặt làm 27 lân theo binh lính của 6 cơ Kiên.
Mỗi lần lại đặt ra chức Cai lân, Phó lân để cai quản. Sang thời Minh Mệnh (1820-1840), Cai lân được phong hàm Chánh bát phẩm Bá hộ, Phó lân phong Chánh cửu phẩm Bá hộ. Thời Thiệu Trị (1841-1847), quân triều đình vẫn được phiên chế theo Cơ, mỗi Cơ đặt chức Chánh quản cơ và Phó quản cơ, mỗi đồn đặt một viên Suất đội đóng ở các cửa Tấn để phòng thủ. Tất cả số quân đều do quan Lãnh binh của tỉnh Quảng Ngãi quản lãnh chung
Năm Tự Đức thứ 8 (1855), trùng tu Trường lũy: Nhà vua cho là dãy Trường lũy ở Quảng Ngãi dài xa, phòng thủ nhiều ngả, chuẩn cho đặt thêm 30 bảo. Tháng 4 năm Bính Thìn (1856): Dân hơn 60 xã, thôn, trại, ấp ở ba huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa (nay là Tư Nghĩa), Mộ Đức ủy người về kinh (Huế) kêu xin việc binh dân ở hạt cơ Tĩnh Man, tình hình khổ quá và phải đi đắp Trường lũy... công việc quá nặng, khó gánh chịu nổi. Tháng 3 năm sau (1857), bố chính Quảng Ngãi là Phạm Tỉnh lại tâu xin đắp Trường lũy một cách quy mô, tập trung ngót 2.500 binh lính và huy động dân đinh ba huyện 3.700 người. Tự Đức đồng ý, lại còn ra lệnh khẩn trương sửa đắp xong trong 3 tháng.
Tháng 12 năm Tự Đức thứ 16 (1863), đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tịnh (Tĩnh) man tỉnh Quảng Ngãi, Nguyễn Tấn, người trong tỉnh, được thăng hàm Thị độc sung bổ lĩnh chức.
Tháng 3 năm Tự Đức thứ 19 (1866), Tiễu phủ sứ Nguyễn Tấn dâng tâu: Thổ dân ở ven lũy, nhà cửa thưa thớt, dân cư sống cách nhau, khi có việc cảnh cấp, tiếp ứng không tiện, nên dựng trại có rào sách ở Trường lũy Quảng Ngãi, sức cho dân về tụ họp như biên dân ở Lạng Sơn. Triều đình đồng ý cho phép Nguyễn Tấn chỉ huy việc xây dựng: Hào nước bên ngoài ngang 5 thước sâu 4, thân Trường lũy cao 3 thước 4 tấc, chân dày 3 thước, dài tất cả 29.556 trượng.
(Trường Lũy cao quá đầu người, có thể đi lại trên lũy)
Quá trình trùng tu, bổ sung xây dựng, tăng cường lực lượng bố phòng của Trường lũy được các vua triều Nguyễn quan tâm đặc biệt, nhất là từ khi Nguyễn Tấn được bổ chức Tiễu phủ sứ thì Trường Lũy càng được hoàn thiện, trở thành một tuyến phòng thủ vững chắc của vùng núi Trung bộ.
Trong thời gian nhậm chức tại đây, Nguyễn Tấn đã nỗ lực để tuyến phòng thủ này phát huy hiệu quả, giữ vững an ninh cho vùng biên, đảm bảo cuộc sống của dân cư được yên ổn. Vua Tự Đức đã ca ngợi Nguyễn Tấn khi ông mất như sau: Tấn từ khi lĩnh chức Tiễu phủ sứ đã 10 năm, đất Man được yên. Nhà vua truy tặng chức Hữu Tham tri bộ Binh, còn cấp tiền, gạo để lo tang ma cho ông, trợ cấp hàng tháng cho thân mẫu Nguyễn Tấn.
Trường lũy xưa, triều Nguyễn xây dựng mang tính chất phòng vệ, song hiệu quả không cao, vì “quân Đá Vách dùng lối đánh du kích ẩn hiện khó lường, mà quân triều từ nơi khác đến đóng giữ lâu ngày không quen thủy thổ”, và vì họ đều có “tài nghệ chiến đấu”. Tướng Nguyễn Tấn trongVũ Man tạp lục thư kể: “Người Man ở tỉnh tôi, tính tình hung hãn, đi đứng chạy nhảy lanh lẹ, đến như luồng điện sáng, đi tựa ánh chớp. Dựa vào nơi hiểm yếu, bắn tên phóng lao, đó là môn sở trường của họ vậy... Trước đây quan binh đã từng bị chúng đánh thua, và chẳng phải là một lần mà thôi.”
Rút lại, theo GS. Nguyễn Phan Quang trong Việt Nam thế kỷ XIX, thì:“Trải qua các triều vua từ GiaLong đến Tự Đức, “lũy bình Man” liên tiếp được củng cố, đồn bảo trên lũy liên tiếp được sửa đắp, tăng cường, nhưng triều Nguyễn vẫn không sao đè bẹp được cuộc đấu tranh của các dân tộc Đá Vách. Ngay tác giả Vũ Man tạp lục thư cũng đã thú nhật sự bất lực của Trường lũy: "... Kế sách phòng bị quá chu đáo, chặt chẽ, không gì lọt qua được, tuy nhiên không có gì tốt hơn là giữ được (lòng) người vậy."
(Một hệ thống lũy vững chắc)
Các học giả Việt Nam và nước ngoài tham gia một Hội thảo khoa học quốc tế về khu di tích khảo cổ học Trường lũy Quảng Ngãi vào tháng 3 năm 2011, thống nhất đưa ra đánh giá về vai trò và tầm quan trọng của tuyến phòng thủ miền núi này: Trường lũy không những chỉ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quản lý nội địa; mà còn tạo điều kiện cho thông thương, giao lưu mua bán giữa đồng bào miền ngược và miền xuôi, giữa miền núi và miền biển. Công trình có ý nghĩa quan trọng về giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoài ra, còn có giá trị to lớn trên lĩnh vực quân sự, là cơ sở để quản lý, tạo mối quan hệ hòa hợp, gắn kết giữa cộng đồng các dân tộc.
Với giá trị văn hóa, lịch sử và tiềm năng khai thác du lịch, ngày 9-3-2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Trường lũy Quảng Ngãi được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
(Theo lophocvuive.com)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét