Thạch Bích sơn, tên nôm quen thuộc là núi Đá Vách, nằm về phía Đông Nam huyện Sơn Hà, giáp giới huyện Minh Long (Quảng Ngãi), cao khoảng 1.500m.
Đây là ngọn danh sơn vào hàng cao nhất, hùng vĩ và hiểm trở nhất tỉnh Quảng Ngãi. Vùng núi non, thung lũng châu tuần chung quanh Thạch Bích với nhiều sông suối, hẻm vực là địa bàn quần cư từ lâu đời của tộc người Hre.
Núi Thạch Bích nhìn từ bến Hà Nhai
Sách Đại Nam dư địa chí ước biên (Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn) phần tỉnh Quảng Ngãi, chép:
‘‘Núi Thạch Bích cây cỏ um tùm, chưa qua khai thác. Sương mai tím biếc, đỏ lựng ráng chiều. Tà dương soi rọi thì núi non rực rỡ như ánh sao. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi, có một cảnh được gọi là ‘‘Thạch Bích tà dương”.
‘‘Núi Thạch Bích cây cỏ um tùm, chưa qua khai thác. Sương mai tím biếc, đỏ lựng ráng chiều. Tà dương soi rọi thì núi non rực rỡ như ánh sao. Trong mười cảnh đẹp của Quảng Ngãi, có một cảnh được gọi là ‘‘Thạch Bích tà dương”.
Nửa sau thế kỷ XX, ông Phạm Trung Việt miêu tả về phong cảnh Thạch Bích trong sách Non nước xứ Quảng như sau:
‘‘Hình núi đứng cao chót vót, cỏ cây rậm rạp, thế núi quanh co, vách đá dựng ngược, phía tây thông đến các làng Thượng Minh Long có Tử Tuyền (suối Tía) rất hiểm trở.
Bóng tà dương chiếu ánh đá núi đều dợn sóng như sao
Buổi mai khi mây ngưng sắc tía, buổi chiều hang ngậm màu son, bóng tà dương chiếu ánh đá núi đều dợn sóng như sao.
Khi mặt trời lặng bóng, cảnh vật nhuộm màu đen thì riêng đỉnh Thạch Bích còn rực rỡ ánh hoàng hôn oai hùng vươn lên chọc trời, tạo nên cảnh đẹp hùng vĩ.”
Núi Thạch Bích, nhìn từ thung lũng Sơn Nham (Sơn Hà)
Theo sách Viêm Giao trưng cổ ký của Cao Xuân Dục, ngoài núi Thạch Bích nói trên, còn có một núi Thạch Bích khác, thấp hơn, ở phía tây huyện Mộ Đức, cách Tĩnh Man trường lũy một ngày sơn đạo. Lại có suối nước khoáng mang tên Thạch Bích, nằm về phía đông nguồn Đà Bồng, nay thuộc xã Trà Bình, huyện Trà Bồng. Thạch Bích cũng là tên một thôn của huyện Chương Nghĩa, về phía tây bắc tỉnh thành, cận bờ bắc sông Trà Khúc, nay thuộc phường Lê Hồng Phong, thành phố Quảng Ngãi. Tuy vậy, chỉ duy nhất Thạch Bích sơn ở vùng Sơn Hà – Minh Long mới được gọi nôm là Đá Vách, còn núi Thạch Bích ở Mộ Đức, suối khoáng Thạch Bích ở Trà Bồng và thôn Thạch Bích ở hạ du sông Trà Khúc thì không!
Cho đến nay, đường lên núi Đá Vách vẫn đầy hiểm trở, cho dù có thể đến đấy theo các ngã Sơn Hà (từ Trà Nham), Minh Long (từ Long Sơn) hoặc Tư Nghĩa (từ làng Lâk, xã Nghĩa Sơn). Trong 3 lối ấy, có lẽ ngoạn mục nhất là ngã Minh Long, theo cung đường: Long Sơn – Làng Ren – Gò Tranh – Đá Vách. Ô tô, xe máy chỉ đến được Long Sơn (Thành phố Quảng Ngãi - chợ Chùa - chợ phiên Tam Bảo – Kim Thành Thượng – Long Sơn). Từ Long Sơn đến đỉnh núi Đá Vách chừng 2 ngày đi bộ và leo núi. Kể cũng là kỳ công, và chỉ dành cho những người nặng máu phiêu lưu. Ấy vậy mà có thi sỹ lại bảo “thuận đường”, nghe cũng lạ, chẳng biết thực hư:
“Rồi một ngày thuận đường lên Thạch Bích
Đợi bóng chiều lấp lánh ánh tà dương
Quên làm sao ngõ ngách một con đường
Men vách đá chập chùng rêu giăng phủ”
Ung Văn Khanh – Hương đất mẹ
Cho đến nay, đường lên núi Đá Vách vẫn đầy hiểm trở, cho dù có thể đến đấy theo các ngã Sơn Hà (từ Trà Nham), Minh Long (từ Long Sơn) hoặc Tư Nghĩa (từ làng Lâk, xã Nghĩa Sơn). Trong 3 lối ấy, có lẽ ngoạn mục nhất là ngã Minh Long, theo cung đường: Long Sơn – Làng Ren – Gò Tranh – Đá Vách. Ô tô, xe máy chỉ đến được Long Sơn (Thành phố Quảng Ngãi - chợ Chùa - chợ phiên Tam Bảo – Kim Thành Thượng – Long Sơn). Từ Long Sơn đến đỉnh núi Đá Vách chừng 2 ngày đi bộ và leo núi. Kể cũng là kỳ công, và chỉ dành cho những người nặng máu phiêu lưu. Ấy vậy mà có thi sỹ lại bảo “thuận đường”, nghe cũng lạ, chẳng biết thực hư:
“Rồi một ngày thuận đường lên Thạch Bích
Đợi bóng chiều lấp lánh ánh tà dương
Quên làm sao ngõ ngách một con đường
Men vách đá chập chùng rêu giăng phủ”
Ung Văn Khanh – Hương đất mẹ
Tưởng tượng mơ hồ về một ngọn núi phía trời tây
Văn chương lắm khi chỉ là lời trần thuật những điều nằm mơ mà thấy, huyễn hoặc hình dung, huyền hồ sương khói. Có ai đến được núi Thần Phù lênh đênh ngoài cửa bể? Biết người nào từng một lần gác mái chèo ngắm cảnh Đào nguyên? Vậy mà cảnh tiên, xứ Bụt vẫn được kể lại cả thiên chương vạn quyển, đời nọ nối đời kia.
Nguyễn Cư Trinh (1716 -1767), Nguyễn Tấn (1822 - 1871) dù hiểu biết khá sâu sắc về miền tây Quảng Ngãi nhưng chưa có gì chứng tỏ hai ông đã đặt chân lên những con đường ngoằn ngoèo, hiểm trở dẫn lên đỉnh Đá Vách. Cao Xuân Dục (1843 – 1923), Phạm Trung Việt (1926 – 2008), những nhà biên khảo tài hoa, miêu tả ngọn núi khéo léo đến dụ mê người đọc, chắc chắn chỉ từ phía xa vọng nhìn Thạch Bích. Nhiều khách thơ đời nay như Phạm Cung, Chiêu Dương, Ngã Du Tử, Phạm Thiên Thư... ngâm vịnh Thạch Bích tà dương qua tưởng tượng mơ hồ về một ngọn núi phía trời tây, khuất sau mây trắng.
Lữ khách tha hồ mà dạo chơi lên đỉnh những Vân Phong
Trèo non lội suối cũng là một thú ngoạn du dành cho những ai thích khám phá, phiêu lưu. Quảng Ngãi nổi tiếng với 12 cảnh đẹp từng làm tốn biết bao giấy mực của các văn nhân, thi sỹ nhiều thế hệ, trong đó đáng chú ý là những ngọn núi nằm về phía tây, gắn với dãy Trường Sơn và di tích Trường Luỹ.
Ngành Du lịch Quảng Ngãi đang tính đến một tuyến du lịch nối các thắng cảnh thiên nhiên trong tỉnh vốn được nhiều người ưa thích. Ngày đó, lữ khách tha hồ mà dạo chơi lên đỉnh những Vân Phong, Vu Sơn, Thạch Bích...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét