Theme Preview Rss

Danh nhân Quảng Ngãi- Chí sĩ

Danh nhân Quảng Ngãi

Huyền thoại Sư trưởng Trương Hồng Anh (1948-1984)


Ở thế hệ chúng tôi, những người lính tình nguyện quốc tế trên chiến trường biên giới Tây Nam, khi nhắc lại những tháng ngày ác liệt, trong ký ức của mình, không thể nào phai nhạt được một cái tên, một huyền thoại: Trương Hồng Anh - vị Sư trưởng tài danh của Sư 2 (Quân khu 5), sư đoàn trưởng trẻ nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Khi sự nghiệp đang độ phát triển đến đỉnh cao, Sư trưởng Trương Hồng Anh đột ngột hy sinh ở tuổi 36 (1948-1984). Thế nhưng, cuộc đời ngắn ngủi của ông đã để lại những bài học vô giá về tấm gương sống, học tập, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của người chiến sĩ cách mạng.
            Tôi có may mắn được gặp ông Trương Hồng Anh từ đầu năm 1977, sau những ngày huấn luyện tân binh được biên chế vào một đơn vị Trinh sát trực thuộc Bộ chỉ huy Sư 2 (đồi Tuần Dưỡng, cách Tam Kỳ (Quảng Nam – Đà Nẵng cũ) 17km). Lúc đó, ông còn là sĩ quan cấp úy ở Ban tác chiến thuộc Phòng tham mưu Sư đoàn, đến gặp chúng tôi để huấn luyện nghi thức chào quân kỳ. Ngay khi ấy, ấn tượng lớn nhất của tôi về ông là sự hiền hòa, gần gũi, bởi ông nói giọng Quảng (giữa lúc đa phần các sĩ quan chỉ huy lúc này đều là người Bắc). Ấn tượng thứ hai, là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một anh bộ đội cụ Hồ có vóc dáng thư sinh và gương mặt ngời sáng nét thiên thần như vậy. Nhiều đồng đội đứng cạnh tôi nhìn ông cũng tặc lưỡi: “ Cha ni bộ đội mà răng đẹp trai rứa hè!”.
Thật tình cờ, không bao lâu sau, tôi lại được bố trí về công tác tại Thư viện Sư đoàn – một ngôi nhà đối diện với cửa sổ phòng làm việc của Trương Hồng Anh. Từ đó, suốt một thời gian dài, mỗi tuần vài lần, vào những giờ nghỉ, ông thường ghé sang Thư viện mượn sách, chuyện trò cùng tôi những kỷ niệm buồn vui...
Trương Hồng Anh sinh năm 1948, quê ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 16 tuổi khi còn học trung học, ông đã bỏ vào chiến khu, nhập ngũ vào Sư đoàn 2. Ông từng tham gia nhiều trận đánh tại chiến trường Khu 5 như: Ba Gia, Vạn Tường, Đồng Dương, Quy Thạch, Nông Sơn, Trung Phước, đường 9 - Nam Lào... rồi giải phóng Đà Nẵng. Năm 22 tuổi, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 90. Năm 29 tuổi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1. Năm 34 tuổi là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Chưa đầy 20 năm trong quân ngũ, ông được phong 13 cấp, từ binh nhì đến đại tá, từ chiến sĩ trinh sát đến sư đoàn trưởng.
Trước khi gặp ông Trương Hồng Anh cũng như nhiều năm về sau, tôi được nghe khá nhiều giai thoại độc đáo về người sĩ quan có dáng thư sinh này từ những người từng gắn bó cùng ông. Chẳng hạn, năm 1971, nghệ sĩ ngâm thơ Kim Cúc từ Hà Nội vào biểu diễn ở Mặt trận đường 9-Nam Lào, gặp Trương Hồng Anh ở lán trại dã chiến, nghĩ là chiến sĩ liên lạc, đã gọi: ‘’Em ơi cho chị xin ly nước”. Đến sau giờ biểu diễn, nghệ sĩ Kim Cúc bất ngờ nhận ra vị Tiểu đoàn trưởng đứng ra cảm ơn đoàn nghệ thuật lại chính là người rót nước rất lễ phép trước đó, chị không khỏi ngỡ ngàng. Trong dịp đoàn nghệ thuật của Trung ương về biểu diễn mừng thành phố Đà Nẵng giải phóng; khi đến thăm Trung đoàn Ba Gia, cũng xảy ra tình huống tương tự, vì không tin một chỉ huy Trung đoàn nổi tiếng lại trẻ như thế. Chuyện ngộ nghĩnh nhất xảy ra vào thời điểm của chúng tôi (nhập ngũ sau 1975), đó là trong một lần đi tắm gặp nhóm tân binh người Đà Nẵng, họ thấy ông mặt mày trắng trẻo, trẻ măng...lại rủ ông tham gia tìm đường đào ngũ; theo họ được một đoạn đường, thay vì báo cảnh vệ bắt, ông giảng giải cho họ nhận thức đúng sai để ăn năn, sửa chữa...
Tuy nhiên, bên cạnh những giai thoại vui, nếu muốn nhắc đến Trương Hồng Anh, hẳn rằng điều đáng nói nhất về ông, đó là tài thao lược quân sự. Ông Huỳnh Văn Khả, nguyên Tham mưu trưởng Trung đoàn 1 nhớ lại: “Tôi gặp anh Trương Hồng Anh lần đầu khi phối hợp một trận đánh. Lúc đó tôi đã nghĩ “Thằng cha này trẻ măng mà chịu chơi, đánh giặc giỏi thiệt”. Sau này, cùng anh đánh hàng chục trận lớn nhỏ cho đến ngày giải phóng Đà Nẵng, tôi thấy anh xứng đáng là anh hùng. Trong chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào năm 1971, Trương Hồng Anh là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3, tôi là Tiểu đoàn phó. Ở điểm cao 660, đường ống dẫn dầu của địch bị cháy có thể phát nổ bất cứ lúc nào, B52 oanh tạc, rải thảm; địa hình đồi dốc, suối sâu. Anh luôn đi trước đội hình, đưa cả Tiểu đoàn 3 vào vị trí đúng kế hoạch, đánh dứt điểm, không cho địch kịp trở tay, phải cuống cuồng tẩu thoát bằng trực thăng”.
Ông Nguyễn Sỹ Hùng cựu chiến binh ở Thái Bình hồi tưởng: “Trận đánh ở cao nguyên Bô-lô-ven (Lào) năm 1971 là trận nhớ đời. Đây cũng là trận thể hiện tài trí của Trương Hồng Anh. Để bảo vệ thị trấn Pắc Sòng và vùng mới giải phóng, Sư đoàn trưởng Nguyễn Chơn giao Tiểu đoàn Trương Hồng Anh đánh địch ở khu vực Y Tu – Bản Nhík. Tranh thủ thời tiết không thuận lợi do mưa bão, địch chủ quan, Trương Hồng Anh khéo léo đưa đơn vị vượt qua 5 con suối chảy xiết để tiếp cận mục tiêu, tăng cường sử dụng hỏa lực, bí mật xuất phát đồng loạt, làm chủ chiến trường”.
Thượng tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Chơn, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nhắc về người chiến sĩ liên lạc năm xưa của mình đã khẳng định: “Trương Hồng Anh có năng khiếu quân sự bẩm sinh. Tuy chưa được học hành cơ bản nhưng chỉ huy chiến đấu rất sáng tạo. Khi tôi làm Tư lệnh Quân khu 5, Trương Hồng Anh phát triển lên đến Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Đây là một cán bộ có bản lĩnh, dũng cảm, chỉ huy nhiều trận đánh xuất sắc. Đồng chí hy sinh là một tổn thất lớn của Quân khu 5 và của quân đội lúc bấy giờ”.
Sinh thời, Trung tướng Nguyễn Huy Chương, nguyên Phó tư lệnh về Chính trị Quân khu, nguyên Chính ủy Sư đoàn 2 cũng từng nhận xét: “Đó là một cán bộ còn rất trẻ, thông minh, thực sự có tài chỉ huy, có cách nói năng rành rọt, có sức thuyết phục người khác. Anh nghiên cứu rất kỹ về địch, đánh giá đúng mức, luôn tìm cái yếu của địch để đánh, có khi thay đổi cả một phương án của đơn vị bằng một phương án mới hiệu quả hơn. Giao cho Trương Hồng Anh phụ trách một cánh quân nào đó, chúng tôi rất yên tâm, vì trong mọi tình huống anh có xử trí quyết đoán, táo bạo mà linh hoạt, đã đánh là phải thắng. Tài chỉ huy của Trương Hồng Anh thể hiện rõ rệt trên cương vị Sư đoàn trưởng chỉ huy diễn tập bài chiến thuật “Trung đoàn bộ binh hiệp đồng quân binh chủng, tiến hành tiến công quân địch lâm thời phòng ngự ở địa hình rừng núi”. Cuộc diễn tập đã thành công mỹ mãn, đơn vị đạt loại giỏi. Đồng chí Trung tướng cố vấn Liên Xô (trước đây) theo dõi cuộc diễn tập này đã khen ngợi: “Tôi có thể phát biểu với các đồng chí bằng hai chữ: tuyệt vời. Tôi không ngờ có một Sư đoàn trưởng trẻ lại thông minh đến vậy”.
            Đặc biệt, nhắc lại những ký ức về những tháng ngày khốc liệt ở chiến trường K, Đại tá Lê Văn Cúc, nguyên Chính ủy Trung đoàn 1 (Sư đoàn 2) kể: “Năm 1978, tôi là Chính ủy còn anh Anh là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1, cùng sát cánh bên nhau ở chiến trường Cam-pu-chia suốt 2 năm. Nhớ trận đầu tiên, trung đoàn ra quân ở Ngã ba Săng-ke. Chiến sĩ ta thương vong nhiều, anh khóc rồi tìm mọi cách tổ chức phản công giành thắng lợi. Điều anh quan tâm đầu tiên là các trận địa pháo. Anh mạnh dạn bố trí khẩu đội ĐKZ nhô ra phía trước ở địa hình có lợi để dễ dàng phát hiện đánh địch và tiêu diệt địch ngay. Tôi nhớ nhất là trận đột phá toàn mặt trận trong đội hình của Quân đoàn 4. Anh bàn dời sở chỉ huy từ phía sau ra phía trước so với trận địa bố trí quân. Đây là phương án táo bạo có phần nguy hiểm, nhưng cái được lớn nhất là quan sát toàn bộ chiến trường, chỉ huy hiệp đồng binh chủng nhanh chóng. Như dự liệu, trận đột phá lần đó, Trung đoàn 1 đã giành thắng lợi giòn giã, là dấu ấn quan trọng để đơn vị được tuyên dương Anh hùng lần thứ 2. Trương Hồng Anh có trí nhớ rất kỳ lạ. Dựa trên bản đồ, anh có thể dẫn Trung đoàn hành quân trong đêm hàng chục cây số mà không bị lạc. Cách làm việc của anh khoa học, có sự chuẩn bị kỹ cho mỗi trận đánh từ con người, phương án, cơ sở chiến trường, đồng thời anh đòi hỏi chỉ huy cấp dưới cũng phải như thế.
            Tính cách độc đáo thể hiện trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của Trương Hồng Anh  được ông Cúc và nhiều người nhớ nhất là: “Anh rất ít ngủ, đọc sách nhiều, nghiên cứu, ghi chép cẩn thận. Có khi nửa đêm bật dậy để viết vào sổ một ý nghĩ nào đó mới hình thành. Đọc, ghi chép, quan sát, phân tích, sự lao động nghiêm túc này cộng với sự từng trải ở chiến trường, ý chí quyết tâm cao là bí quyết để Trương Hồng Anh thành công trên cương vị chỉ huy. Trương Hồng Anh sống rất chân tình với đồng đội. Với cấp trên, anh khiêm tốn, lắng nghe, chấp hành nghiêm mệnh lệnh. Với cán bộ dưới quyền, bàn bạc dân chủ, không bao giờ hách dịch, nổi nóng. Với chiến sĩ, hết mực hòa đồng, thương yêu, lo từng bữa ăn, giấc ngủ, chỗ nghỉ ngơi tốt nhất dù là trong chiến tranh nên được mọi người yêu quý, tin tưởng”.
            Tướng Phan Thanh Dư nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Mặt trận 579 nhớ lại: “Khi kết thúc chiến dịch cuối cùng do mình chỉ huy trên mặt trận Pret Vi Hia, Trương Hồng Anh điện thoại về sở chỉ huy mặt trận 579 xin phép tôi được đích thân vào kiểm tra trận địa, lúc này đã do quân ta làm chủ. Vẫn biết đó là phong cách chỉ huy của Trương Hồng Anh trên chiến trường, nhưng bữa đó tôi đã có ý định không cho anh đi... Vậy mà cuối cùng cái điều không muốn ấy đã xảy ra, chỉ vì tránh cho chiếc xe chở thương binh từ trận địa trở ra mà xe của Trương Hồng Anh đã trúng mìn chống tăng của địch cài bên đường”.
Còn Đại tá Nguyễn Đình Ngật thì nói: “Chúng tôi có những kỷ niệm đẹp. Khi tôi làm Sư đoàn phó về Chính trị thì Trương Hồng Anh làm Sư đoàn trưởng ở chiến trường Cam-pu-chia. Anh rất có bản lĩnh chỉ huy, trình độ tổ chức giỏi. Trong trận đánh vào căn cứ 547, ta và địch giằng co quyết liệt. Đây là căn cứ có 16 vị trí then chốt, với nhiều điểm tựa, cụm điểm tựa, trận địa hỏa lực liên hoàn, lực lượng địch bố trí dày đặc. Chính vì vậy ta đã 4 lần tổ chức tiến công nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn. Quan sát trực tiếp những thủ đoạn của địch, Sư đoàn trưởng Trương Hồng Anh ra lệnh cho Trung đoàn pháo binh 368 cơ động 2 khẩu pháo nòng dài 85mm và 4 khẩu pháo phòng không 37mm lên phía đài quan sát thực hiện “bắn xăm” vào các hốc đá, tiêu diệt các hỏa điểm địch. Trận địa pháo 105mm cũng được lệnh phối hợp với pháo của xe tăng bắn cấp tập ghìm đầu địch xuống, tạo điều kiện cho pháo 37mm cơ động. Nhờ cách đánh này, các hỏa điểm địch đã nhanh chóng bị tiêu diệt, căn cứ 547 của địch bị thất thủ. Tuy nhiên, Sư đoàn đã chịu một tổn thất lớn. Ngày 27-3-1984, trên đường đi kiểm tra chiến trường trở về, xe bị mìn của bọn Pôn Pốt cài lại, người chỉ huy Trương Hồng Anh bị thương nặng. Cuộc giành giật sự sống cho anh đã diễn ra khẩn trương, trên huy động cả máy bay trực thăng vận chuyển cấp cứu nhưng anh đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 2/4/1984. Thương nhớ anh, mấy đêm liền tôi thức trắng. Chiếc áo anh tặng vẫn còn đây mà người đồng chí thân thiết đã đi xa”.
            Rất tình cờ, có mặt đúng vào thời điểm sau khi chiếc xe của Sư trưởng Trương Hồng Anh gặp nạn, anh Đặng Xuân Thu hiện là Giám đốc Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng bồi hồi kể lại : “Ngày đó tôi là phóng viên của chuyên mục Lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ). Chúng tôi đi từ trên chốt về trên chiếc GMC cũ. Con đường độc đạo chỉ có thể đi được một xe, anh cho xe của mình tránh sang bên để nhường xe chở thương binh về cấp cứu kịp thời. Xe GMC bị trúng mìn tăng của tàn quân Pôn Pốt cài lại. Anh bị nặng nhất. Tôi đã quay nhiều tư liệu về anh, sau đó tổng hợp trong phim “Đường lên Đăng-rếch”. Nhiều lần gặp anh, cùng đi công tác và nghe đồng đội kể lại, tôi vô cùng khâm phục và thương tiếc. Trung đoàn 1 được tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 3 năm 1979 có công không nhỏ của anh”.
 Anh Kháng, một trong những đồng đội nhập ngũ cùng thời chúng tôi, sau này là Thượng tá Cục quân báo, có mặt trong chuyến xe rủi ro ấy, nói rằng: “ Tất cả anh em chiến sĩ trong chuyến xe này đều bị thương bất tỉnh cả, nên khi tỉnh lại, thì vô cùng hối tiếc, vì không còn kịp thời gian để cứu chữa cho Thủ trưởng Anh...”
            Hằng năm, vào những ngày này, chúng tôi những người lính làm nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường K. vẫn thường có những buổi họp mặt, ôn lại những ký ức của một thời gian khổ mà oanh liệt. Những lần như vậy, cái tên Sư trưởng Trương Hồng Anh lại hiện hữu trong từng câu chuyện buồn vui. Bởi ông là huyền thoại, là niềm tự hào một thời của những người lính trẻ Sư 2, Quân khu V.

Nguyễn Năng Lự (1910- 1944)



Nguyễn Năng Lự sinh năm 1910, người làng Phú Thọ, nay thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa.
Năm 1924 Nguyễn Năng Lự ra Huế học ở trường Quốc học, tham gia "Hội Ái hữu học sinh Thuận Hóa". Tháng 6 năm 1925, ông tham gia bãi khóa phản đối vụ án Phan Bội Châu, bị đuổi học. Về quê, ông gặp Trương Quang Trọng, Lê Trọng Kha, tiếp cận tư tưởng cách mạng vô sản, gia nhập Việt Nam cách mạng thanh niên và đến năm 1930 trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản. Nguyễn Năng Lự là người góp phần tích cực trong việc thành lập Huyện ủy Tư Nghĩa (tháng 3 năm 1931), từng là Bí thư huyện bộ Đông Tư Nghĩa, Đội trưởng Đội tuyên truyền xung phong của Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
Cuối năm 1931, Nguyễn Năng Lự bị địch bắt và bị chúng kết án 13 năm tù giam, đày đi Buôn Ma Thuộc rồi Kon Tum. Năm 1932 ông vượt ngục, bí mật trở về Quảng Ngãi, bị địch truy lùng gắt gao, phải lánh vào Sài Gòn. Tại đây ông liên lạc với Trung ương, được vào xứ ủy Nam Kỳ, tham gia thành lập Ban Liên lạc miền Nam Đông Dương của Đảng, phụ trách Nông hội vận.
Là người thành thạo 4 thứ tiếng (Anh, Pháp, Nga, La Tinh), Nguyễn Năng Lự được  cử sang các nước Thái Lan, Malaisia, Singapore hoạt động trong các tổ chức yêu nước, cách mạng của Việt kiều. Năm 1935, ông được triệu tập về Sài Gòn. Bị địch lần ra dấu vết và truy nã, nên tổ chức phái ông sang Hong Kong, nhưng mật thám Pháp đã bắt ông ngay khi chưa kịp lên tàu rời bến Lang Tô (Sài Gòn). Từ Sài Gòn, Pháp đưa ông ra Huế, giam ở lao Thừa Phủ, rồi kết án 20 năm tù, đày đi Lao Bảo, Buôn Ma Thuộc. Năm 1939, Nguyễn Năng Lự lại vượt ngục thành công lần thứ 2, vào thẳng Nam Kỳ, bắt liên lạc với Trung ương, nhận chủ trương mới rồi trở về Trung Kỳ phổ biến. Trên đường về, địch chặn bắt ông ở Nha Trang (1940), đày trở lại Buôn Ma Thuộc. Được tổ chức đồng ý và bố trí, Nguyễn Năng Lự lấy cớ bị bệnh lao nặng, nhờ cha ông bảo lãnh về an trí ở gia đình từ tháng 1 đến tháng 6/1941. Tháng 10 năm 1941, Nguyễn Năng Lự xin cha đi tu ở nhà thờ La Vang, thực chất là để tiếp tục hoạt động mà khỏi liên lụy đến gia đình. Mấy tháng sau, ông trốn khỏi La Vang, ra Nghệ An, Hà Nội, liên lạc với Trung ương, sau đó được cử về tham gia xứ ủy Trung Kỳ, hoạt động xây dựng phong trào cách mạng ở 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tháng 3 năm 1942, Nguyễn Năng Lự triệu tập hội nghị cán bộ tại thôn Vạn Mỹ (nay thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa) để bàn chương trình hành động và thành lập Tỉnh ủy lâm thời do ông làm Bí thư. Cuộc hội nghị bị lộ, địch bắt Nguyễn Năng Lự ở Long Phụng (Mộ Đức), kết án khổ sai chung thân và giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Lợi dụng bị bệnh lao phổi phải sang nhà thương cứu chữa, tổ chức bố trí cho ông trốn khỏi nhà lao, ẩn náu ở Sơn Tịnh, tiếp tục chỉ đạo phong trào. Một thời gian sau địch lại bắt ông, đày lên Buôn Ma Thuộc. Tại Buôn Ma Thuộc, Nguyễn Năng Lự tiếp tục vượt ngục mấy lần nhưng không thành. Ông kiệt sức, qua đời tại nhà lao Buôn Ma Thuộc ngày 6/5/1944.

Trương Quang Giao (1910- 1983)


Trương Quang Giao người làng Mỹ Khê, nay thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh.
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 9/1930, sau đó trở thành Bí thư đầu tiên của chi bộ Mỹ Khê. Từ cuối năm 1931 đến năm 1934, Trương Quang Giao bị Pháp cầm tù. Năm 1936, ông tham gia phong trào Mặt trận Bình dân, là thành viên Ủy ban mặt trận đấu tranh, phụ trách Hội Ái hữu tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 25/02/1939, Trương Quang Giao lại bị Pháp bắt, xử tù 5 năm, đày đi Buôn Ma Thuột. Ở đây, ông và các bạn tù là Phạm Kiệt, Trần Quý Hai, Trần Lương (cùng quê Quảng Ngãi) bí mật tiếp tục hoạt động cách mạng, liên lạc với tổ chức Đảng bên ngoài.
Tháng 02/1944, địch chuyển ông về Căng An Trí Ba Tơ. Ở đây ông cùng Phạm Kiệt (chuyển về Ba Tơ năm 1943), Nguyễn Đôn, Trần Quý Hai, Trần Lương kiện toàn chi bộ Đảng, xây dựng Ủy ban Vận động Cứu quốc tỉnh. Cuối tháng 12/1944, Tỉnh ủy Quảng Ngãi được thành lập, do ông làm Bí thư, lãnh đạo phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật trong toàn tỉnh mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945) và khởi nghĩa, giành chính quyền ở Quảng Ngãi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trong kháng chiến chống Pháp, Trương Quang Giao giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Liên khu V như: Chính ủy Bộ tư lệnh Khu V, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam- Đà Nẵng, Bí thư Ban Cán sự Tây Nguyên, Bí thư Liên khu ủy V.
Trương Quang Giao tập kết ra Bắc năm 1955, lần lượt giữ các chức vụ: Phó ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Ban kiểm tra Trung ương Đảng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất của Chính phủ.
Ông mất năm 1983 tại Đà Nẵng.

Nguyễn Thiệu (1903- 1989)


Ông người làng Thch Tr, nay thuc xã Đc Lân, huyn M Đc, tnh Qung ngãi. Ông đ Tú tài Tân hc năm 1923, thường được gi là Tú Thiu.
Nguyn Thiu là mt trong nhng người thành lp "Công Ái xã’, sau đó ông gia nhp Hi Vit Nam Cách mng Thanh niên, được c đi d lp hun luy Qung Châu, Trung Quc (1926), ri tr v quê m nhiu lp hun luyn cho thanh niên, xây dng cơ s t chc ca Hi Vit Nam Cách mng Thanh niê Qung Ngãi.
Tháng 5/1929, Nguyn Thiu là đi biu K b Trung K đi d Đi hi ca Hi Vit Nam Cách mng Thanh niên ti Hng Kông (Trung Quc). Mùa Thu năm 1929, t chc An Nam Cng sĐng được thành l Nam Kỳ, ông là mt trong 6 y viên Ban lâm thi ch đo.
Tháng 2/1930, ông và Châu Văn Liêm là đi biu t chc An Nam Cng sĐng tham d Hi ngh hp nht- thành lp Đng Cng sn Vit Nam, t chc ti Hng Kông (Trung Quc).
Nhng năm 1930- 1931, Nguyn Thiu là y viên X y Nam K, kiêm bí thư liên tnh M Tho- Bến Tre- Cà Mau. Cui tháng 4 năm 1930, Tnh y Lâm thĐng Cng sn Vit Nam tnh M Tho được thành lp, Nguyn Thiđược c làm Bí thư.
Năm 1932, ông b Pháp bt, kếán kh sai chung thân, đàđi CôĐo.
Cách mng tháng Tám 1945 thành công, Nguyn Thiđược Chính ph cách mng đón v đt lin.
Trong kháng chiến chng Pháông được b sung vào Tnh y Qung Ngãi, sau đó gi chc Giáđc Hoa kiu v Liên khu V.
Sau Hiđnh Giơnevơ 1954, Nguyn Thiu tp kết ra Bc, tham gia xây dng Vin bo tàng Cách mng Vit Nam (gi chc Vin phó, ri Vin trưởng).
Ông mt năm 1989 ti thành ph H Chí Minh.

Trương Quang Trọng (1906- 1931)


Trương Quang Trọng sinh năm 1906 tại làng Phú Nhơn, nay thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Đầu thập niên 20 thế kỷ XX, Trương Quang Trọng ra Huế học ban Thành chung, rồi cùng một số bạn học cùng chí hướng thành lập Hội học sinh Ái hữu Trung Kỳ, có xu hướng tiến bộ, yêu nước.

Năm 1923, Trương Quang Trọng ra Hà Nội học ở trường Bưởi rồi thi đỗ vào  khoa Y trường Cao đẳng Đông Dương. Năm 1926, ông bị đuổi học vì tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu (1925) và để tang cụ Phan Chu Trinh (1926). Trong quá trình tham gia phong trào đấu tranh, Trương Quang Trọng tiếp xúc với Tôn Quang Phiệt và gia nhập Đảng Tân Việt. Mùa hè năm 1926, ông trở về Quảng Ngãi, tập hợp các thành viên Công Ái xã (do Nguyễn Thiệu và một số người xây dựng), thành lập Tỉnh bộ đảng Tân Việt, hoạt động theo cương lĩnh của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1927, sau khi Nguyễn Thiệu (đại diện tổng bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên, phụ trách Trung Kỳ) về làm việc với Tỉnh bộ Tân Việt Quảng Ngãi, Trương Quang Trọng và các đồng chí chuyển hướng hoạt động của Tân Việt Quảng Ngãi, thành lập tổ chức Việt Nam Cách mạng Thanh niên của tỉnh, do ông làm Bí thư. Cùng năm ấy, Trương Quang Trọng được Tỉnh bộ cử đi dự lớp tập huấn ở Quảng Châu (Trung Quốc). Tháng 5/1929, ông được cử làm đại biểu của Tỉnh bộ Quảng Ngãi dự Đại Hội toàn quốc của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Hồng Kông.

Cuối tháng 7/1929, ông tập hợp các đồng chí tích cực trong Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại núi Xương Rồng (huyện Đức Phổ) thành lập tổ chức “Dự bị Cộng sản”. Cuối năm 1929, ông cùng 20 đồng chí bị Pháp bắt giam ở nhà lao Quảng Ngãi. Đầu năm 1931, Pháp chuyển số tù nhân này vào lao Quy Nhơn, rồi đưa lên ngục Kon Tum. Đến cuối năm, địch âm mưu chuyển tù chính trị ở Kon Tum đi làm đường ở Đắk Pết, hòng lợi dụng lam sơn chướng khí và lao động khổ sai giết dần giết mòn những người tù yêu nước. Trương Quang Trọng cùng Đặng Thái Thuyến, Nguyễn Lung (Nghệ An), Nguyễn Long (Hà Tĩnh), Lê Trọng Kha (Quảng Ngãi),… quyết định đấu tranh phản kháng và ông được cử làm trưởng ban.
Mộ Trương Quang Trọng ở thôn Trường Thọ Tây, thị trấn Sơn Tịnh, Quảng Ngãi
Mộ Trương Quang Trọng ở thôn Trường Thọ Tây, thị trấn Sơn Tịnh, Quảng Ngãi

Ngày 12/12/1931, cai ngục truy bức người tù đi lao động khổ sai, Trương Quang Trọng hiên ngang đấu tranh và bị bắn chết. Số tù nhân còn lại quyết liệt đấu tranh, buộc địch phải nhượng bộ, hủy bỏ việc bắt tù đi làm đường. Lịch sử gọi đây là “cuộc đấu tranh lưu huyết” ở ngục Kon Tum

Trần Kỳ Phong (1872 - 1941)


Chân dung Trần kỳ Phong
Chân dung Trần kỳ Phong
Trần Kỳ Phong (có tên tự là Nghĩa Bình, hiệu là Châu Khê), sinh năm Nhâm Thân - 1872, trong một gia đình gốc Minh Hương ở làng Châu Me Đông, nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn.
Thở nhỏ, Trần Kỳ Phong theo học người thầy cùng làng tên là Phan Khắc Hải và tỏ ra có tư chất thông minh, hiếu học. Mến tính người học trò chăm ngoan, ông thầy họ Phan đã nhận Trần Kỳ Phong làm con nuôi, cho theo đòi nghiên bút.

Năm Mậu Tý (Đồng Khánh năm thứ 3- 1888), Trần Kỳ Phong thi đỗ tú tài, nên người đời thường gọi là “ông Tú Châu Me”. Năm 1889 ông nhận lời đến dạy học tại một gia đình họ Nguyễn ở thôn Lệ Thủy (nay thuộc xã Bình Trị, huyện Bình Sơn), sau đó kết hôn với người con gái của gia đình này. Thời gian dạy học, Trần Kỳ Phong kết giao với nhiều văn thân, nho sĩ trong tỉnh, gia nhập nghĩa hội Cần Vương. Những năm 1895- 1896, ông tham gia các hoạt động yêu nước dưới sự lãnh đạo của Trần Du.
Cuộc mưu khởi của Trần Du thất bại, phong trào Cần vương ở Quảng Ngãi suy yếu và đi dần đến tan rã. Tuy vậy ngọn lửa quật cường không chịu khuất phục kẻ thù vẫn âm thầm nung nấu trong tâm can những người yêu nước, chờ thời cơ vùng dậy đối mặt với kẻ thù.

Đầu thế kỷ XX, trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây bắt đầu truyền bá vào Việt Nam, thông qua tân thư, tân văn Trung Quốc, gióng lên hồi chuông “tỉnh ngộ” đối với các sĩ phu yêu nước đang khao khát tìm kiến một con đường cứu nước mới.

Năm 1904, Trần Kỳ Phong có cuộc hội ngộ với nhà yêu nước Phan Bội Châu, từ đó ông bắt đầu tiếp cận tân thư, chịu ảnh hưởng của các phong trào Duy Tân, Đông Du, dần dần chuyển sang quan điểm cách mạng dân tộc, dân chủ. Năm 1906, Hội Duy Tân ở Quảng Ngãi được thành lập do Lê Đình Cẩn, Nguyễn Bá Loan lãnh đạo. Trần Kỳ Phong trở thành một nhà hoạt động xuất sắc của hội, có nhiều ảnh hưởng đối với quần chúng. Ngoài việc tổ chức công tác tuyên truyền trong tỉnh, ông còn giữ mối liên lạc với phong trào yêu nước ở các tỉnh bạn và với Phan Bội Châu.

Cuối năm 1906, Trần Kỳ Phong cùng Lê Đình Cơ đi gặp Phan Bội Châu tại Quảng Đông, nhận chỉ thị của Phan Sào Nam và mang một số tài liệu (Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết thư…) về Quảng Ngãi, phổ biến trong học giới và nhân dân.

Năm 1908, phong trào Kháng thuế - Cự sưu nổ ra ở Trung Kỳ, Trần Kỳ Phong cùng một số nhà yêu nước tham gia lãnh đạo phong trào. Ông và Lê Ngung (1886- 1916) được phân công liên hệ với phong trào Quảng Nam, sau đó theo đường núi ra Bắc, tìm đến căn cứ Đề Thám để tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Yên Thế và vận động đồng bào các tỉnh phía Bắc hưởng ứng phong trào chống sưu cao, thuế nặng của nông dân Trung kỳ.

Sau khi phong trào chống sưu thuế bị thất bại, thực dân Pháp và tay sai đàn áp dã man những người yêu nước. Trần Kỳ Phong bị tòa án Nam triều Quảng Ngãi kết án tử hình vắng mặt. Nhận được hung tin, Trần Kỳ Phong và Lê Ngung định lánh ra nước ngoài nhưng không thành, phải quay trở lại Quảng Nam và sau đó bị bắt ở Hội An.   

 Ngày 18.5.1909, tòa Khâm phái Nam triều xét lại bản án của tòa án Nam triều Quảng Ngãi (năm 1908), giảm án Trần Kỳ Phong xuống “xử trảm giam hậu, phát giao Côn Lôn”. Ngày 1.12.1913, Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut lại ký lệnh đổi án xử trảm giam hậu thành án 13 năm tù khổ sai tại nhà tù Côn Đảo; sau đó, án lại giảm còn 11 năm, nên đến tháng 3 năm 1921 ông mãn hạn tù, trở về quê nhà.

Trong thời gian bị tù đày, ngoài việc trì chí học thêm Quốc ngữ, toán pháp, khoa học thường thức, Trần Kỳ Phong bí mật còn tiếp cận một số tài liệu giới thiệu, tuyên truyền chủ nghĩa Mác, nên có được một số hiểu biết về cách mạng vô sản.

Ra tù, tuy bị quản thúc tại gia, Trần Kỳ Phong vẫn âm thầm nuôi ý chí đấu tranh. Ông mở  tiệm thuốc bắc và dạy học, bí mật liên hệ với các nhà yêu nước. Sau khi Tỉnh Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên Quảng Ngãi ra đời (1927), Trần Kỳ Phong liên hệ và có các hoạt động nghiêng theo đường hướng của tổ chức này. Mùa thu năm 1929 ông bị bắt và bị kết án 11 tháng  tù giam. Khi ra tù lại tiếp tục hoạt động yêu nước.

Mùa xuân năm 1930, Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, ông trở thành một cảm tình viên cao niên, tham gia hoạt động theo sự phân công của những người cộng sản.
Ngày 1 tháng 3 năm 1937, Trần Kỳ Phong là người dẫn đầu đoàn đại biểu nhân dân Quảng Ngãi, đón phái viên của Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp Godart, trình bày nỗi thống khổ của người dân xứ sở thuộc địa Pháp và đưa bản yêu sách có hàng vạn chữ kí của quần chúng trong tỉnh. Sự kiện này gây một tiếng vang lớn ở Trung kỳ và cả nước.

Từ năm 1939, Trần Kỳ Phong chuyển về sống ở quê vợ, thôn Lệ Thủy, phủ Bình Sơn, nay thuộc xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 26.12.1941 ông từ trần, thọ 69 tuổi.

Có một vài tài liệu cho rằng Trần Kỳ Phong là người đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin ở Quảng Ngãi, song sự thật lịch sử cho thấy ý kiến này chưa thật sự thuyết phục.
 Mộ Trần Kỳ Phong.
Mộ Trần Kỳ Phong.

Sinh thời, nghe tiếng Trương Quang Cận (Hương Năm) thực hiện những đổi mới hương thôn ở Trà Bình Trại (nay thuộc xã Tịnh Trà, huyện Sơn Tịnh) ông có đến thăm viếng, kết thân và gọi ngôi làng của Hương Năm là “Cộng sản lạc thôn”, song thực chất Trà Bình Trại chỉ là một mô hình làng xã cải cách theo xu hướng của các nhà Duy Tân.

Chủ nghĩa Mác và quan điểm cách mạng vô sản rồi sẽ được truyền bá vào vùng đất Quảng Ngãi một cách có hệ thống, thông qua những nhà cách mạng thanh niên- tân học, chịu ảnh hưởng từ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mà nổi bật là những tên tuổi Nguyễn Thiệu, Trương Quang Trọng, Nguyễn Nghiêm, Hồ Độ, Lê Trọng Kha…

Với Trần Kỳ Phong, mặc dù có những hoạt động theo chủ trương và sự phân công của Đảng bộ Cộng sản Quảng Ngãi, song về cơ bản ông vẫn là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng theo quan điểm dân chủ tư sản.

Trần Kỳ Phong được những người đương thời nhắc đến như là một tấm gương sáng về ý chí rèn luyện không ngừng, lấy nhà tù làm trường học, ưa thích tìm hiểu những quan điểm mới của thời đại; song có lẽ điều quý giá nhất, có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đời ông chính là tấm lòng sắc son, không ngại gian khó, tù đày, nhất tâm vì đồng bào, tổ quốc.
                                                                
   Lê Hồng Khánh

Nguyễn Nghiêm (1904- 1931)




Nguyễn Nghiêm sinh năm 1904, người làng Tân Hội, nay thuộc xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, là chiến sĩ cách mạng vô sản, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Nguyễn Nghiêm bắt đầu tham gia các hoạt động yêu nước từ năm 14 tuổi. Năm 20 tuổi (1924), ông tiếp xúc với cụ Trần Kỳ Phong và được nghe nhà cách mạng lão thành đề cập và ca ngợi chủ nghĩa cộng sản. Năm 1925, Nguyễn Nghiêm, Nguyễn Ngọc Thụy, Trần Kỳ Truyện lập Công Ái xã và bắt đầu tìm hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin. Về sau Công Ái xã giải thể, các thành viên tích cực trong đó có Nguyễn Nghiêm chuyển hướng hoạt động và gia nhập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Cuối năm 1927, Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên thành lập, ông được cử vào ban chấp hành, phụ trách huyện Đức Phổ.

Tháng 7/1929, Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi Trương Quang Trọng tập hợp một số đồng chí tại núi Xương Rồng (huyện Đức Phổ) thành lập tổ chức “Dự bị Cộng sản”, Nguyễn Nghiêm được giao nhiệm vụ xúc tiến thành lập Đảng bộ tỉnh. Tháng 8/1929, Trương Quang Trọng, Hồ Độ và một số yếu nhân của Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi bị bắt, Nguyễn Nghiêm lãnh đạo các hội viên còn lại thực hiện chủ trương vô sản hoá, cử một số cán bộ liên hệ với các tổ chức cộng sản trong nước.

Ngày 03/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Ngay sau đó, Nguyễn Nghiêm đã bắt liên lạc với Đảng và đến giữa tháng 3/1930, Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi được thành lập do ông làm Bí thư lâm thời. Tháng 6 năm đó, tại Đại hội Đảng bộ lần thứ I, tiến hành tại làng Hùng Nghĩa, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, Nguyễn Nghiêm được cử làm Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.

Ngày 01/8/1930, Đảng bộ tổ chức rải truyền đơn, treo biểu ngữ ở nhiều nơi trong tỉnh, khiến kẻ địch hoang mang, ảnh hưởng của Đảng bộ bắt đầu lan rộng trong quần chúng. Đêm 07/10/1930, Nguyễn Nghiêm trực tiếp lãnh đạo trên 5.000 người xuống đường biểu tình, mít tinh tấn công và làm chủ huyện đường Đức Phổ cho đến sáng hôm sau. Ngày 13/10, Tỉnh ủy họp ở làng Nghĩa Lập (huyện Mộ Đức), chủ trương tiếp tục biểu tình công khai và về tổ chức, Tỉnh ủy chia làm hai bộ phận: bộ phận phía Nam tính từ sông Trà Khúc trở vào do Nguyễn Nghiêm lãnh đạo, phía Bắc tỉnh từ sông Trà Khúc trở ra do Phan Thái Ất phụ trách. Nguyễn Nghiêm đi Quảng Nam tìm bắt liên lạc với Xứ ủy Trung Kỳ, xin chỉ thị về việc dấy lên cao trào mùa Xuân năm 1931. Khi về đến Bình Sơn, ông lọt vào tay địch nhưng trốn thoát được, lên Trà Bình. Sau đó, theo ủy nhiệm của Xứ ủy, ông vào Bình Định, Phú Yên để củng cố các tổ chức cơ sở Đảng.

Sau cuộc biểu tình đầu năm 1931, địch bắt mẹ, vợ và đốt nhà Nguyễn Nghiêm, treo giải thưởng cho ai lấy được đầu ông. Ba Tỉnh uỷ viên ở phía Nam tỉnh bị bắt. Nguyễn Nghiêm chuyển cơ quan Tỉnh ủy từ Tân Hội về Gò Huyện (huyện Mộ Đức). Các Đảng viên dự bị được lệnh thoát ly. Tỉnh ủy phát động “3 ngày căm thù” (16,17,18/02/1931), làn sóng đấu tranh vùng lên mạnh. Địch ra sức khủng bố, truy lùng. Nguyễn Nghiêm phải cải trang dời về Sông Vệ, sau đó về làng An Đại (huyện Tư Nghĩa). Trên đường đi nắm tình hình, Nguyễn nghiêm bị bắt đêm 15/1 năm Tân Mùi (06/3/1931).

Trong tù Nguyễn Nghiêm giữ vững ý chí cách mạng. Mặc cho thực dân Pháp và Tuần vũ Nguyễn Bá Trác lôi kéo, dụ dỗ, tra tấn, ông vẫn giữ tròn khí tiết, tìm cách móc nối với phong trào, xây dựng Chi bộ Đảng trong tù. Không lay chuyển được ý chí của người Cộng sản trung kiên, địch đem Nguyễn Nghiêm ra “xử trảm” theo Luật Gia Long, tại bãi sông Trà Khúc vào 3 giờ sáng 23/4/1931.

Phạm Văn Đồng (1906 - 2000)




Phạm Văn Đồng – sinh năm Bính Ngọ (1906 - 2000)
Phạm Văn Đồng quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nhà hoạt động cách mạng xuất sắc, sau khi bị địch bắt đày ra Côn Đảo (7.1929), ra tù về Hà Nội ông tiếp tục hoạt động cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (1940).
Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng và có nhiều công lao trong xây dựng và quản lí nhà nước như: Bộ trưởng Bộ Tài chính Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Phó thủ tướng Chính phủ, Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao; Trưởng phái đoàn Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Giơnevơ (Geneve) về Đông Dương; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Phạm Văn Đồng còn là nhà nghiên cứu văn hóa với nhiều tác phẩm nghiên cứu có giá trị: “ Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam”, “Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại”, “Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh”, “Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh”, “Văn hóa và đổi mới”,…
Ông được tặng thưởng Huân chương Sao vàng và nhiều huân chương cao quý khác.

Nguyễn Công Phương (1888- 1972)



Nguyn Công Phương người làng Hòa Vinh, nay thuc xã Hành Phước, huyn Nghĩa Hành. Ông liên tc tham gia các phong trào yêu nước chng Pháp tDuy tân Hi (1906), đến kháng thuế c sưu (1909), Vit Nam Quang phc Hi. Năm 1926 ông bt đu nghiên cu, tìm hiu ch nghĩa cng sn và đến năm 1927 chuyn sang hot đng theo khuynh hướng cách mng vô sn ca Hi Vit Nam Cách mng Thanh niên. Năm 1930, sau khi Đng b Đng Cng sn Vit Nam tnh Qung Ngãi thành lp, ông được kết np vào Đng. Tháng 10 năm đó được bu vào Tnh y, được phân công là d b Bí thư, ri là Bí thưTnh y Qung Ngãi (1935- 1937), nhiu ln b đch bt tù đày.
T sau Cách mng tháng Tám năm 1945, ông ln lượt gi các chc v Ch tch UBND cách mng huyn Nghĩa Hành, Ch tch U ban Kháng chiến Hành chính tnh Qung Ngãi, Ch tch y ban Liên Vit min Nam Trung by viêđoàn Ch tch y ban Trung ương Mt trn T quc Vit Nam. Tháng 6/1969, Nguyn Công Phương đượĐi biĐi hi Quc dân min Nam bu lày viên Hđng c vn Chính ph Cách mng lâm thi Cng hoà min Nam Vit Nam. Ông qua đi năm 1972.

Trần Toại(1892- 1948)




Trần Toại (Giáo Đàm), biệt hiệu là Kim Tương, người làng Thi Phổ Nhất, nay thuộc thị trấn Đồng Cát, huyện Mộ Đức, thi đỗ Tú tài Hán học. Ông tham gia các hoạt động yêu nước thời kỳ 1908- 1916, tham gia thành lập “Hội Thiếu niên ái quốc”, rồi bị Pháp bắt bỏ tù. Năm 1927, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, rồi trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Chi bộ đầu tiên của huyện Ba Tơ (mùa Xuân năm 1930), Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên (1931).
Tháng 7/1931, ông bị pháp bắt, kết án khổ sai chung thân, đày đi Buôn Ma Thuột, nhưng bị bệnh nên chúng đưa về Căng An Trí Ba Tơ giam giữ. Tại đây ông đã góp phần tích cực vào cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ (11/3/1945).
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, Trần Toại được cử là Chủ tịch (đầu tiên) của Ủy ban nhân dân Cách mạng tỉnh Lê Trung Đình (Quảng Ngãi). Ông bị bệnh qua đời năm 1948.

Phạm Cao Chẩm (?- 1918)


Phạm Cao Chẩm sinh năm Nhâm Thân -1872 tại xóm Trại, làng Xuân Phổ, nay thuộc thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Những năm 1905 -1906, Phạm Cao chẩm cùng Cử Cẩn (Lê Đình Cẩn), Phạm Cao Đài, Lê Ngung, Bố Khiết (Lê Tựu Khiết),... hưởng ứng phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ, khởi xướng thành lập Duy Tân hội Quảng Ngãi, do Lê Đình Cẩn đứng đầu.

Duy Tân hội Quảng Ngãi phát động mạnh mẽ phong trào cải cách xã hội theo phương châm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, khơi gợi tình cảm yêu nước, ngấm ngầm nuôi dưỡng ý chí kháng Pháp, thổi luồng gió mới vào phong trào đấu tranh của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, được giới trí thức và đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt thành.

Năm 1907, nhóm “Đông Kinh nghĩa thục” hoạt động mạnh ở Hà Nội, gây được tiếng vang trong cả nước, thu hút sự chú ý của giới trí thức ái quốc. Phạm Cao Chẩm cùng Từ Hữu Lập được Duy Tân hội Quảng Ngãi cử ra Hà Nội tiếp xúc và trao đổi với các yếu nhân của Đông Kinh Nghĩa Thục (Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ, Hoàng tăng Bí…) để trao đổi, tìm hiểu và học tập kinh nghiệm, đặc biệt là về lĩnh vực giáo dục cộng đồng và cổ vũ quần chúng. Khi trở về,  ông và Từ Hữu Lập mang theo nhiều tài liệu của Đông Kinh Nghĩa Thục, rồi nghiên cứu và biên soạn lại để in ấn phổ biến, cổ động cho phong trào Duy Tân tỉnh nhà.

Năm 1908, phong trào Kháng thuế - Cự sưu bùng lên mạnh mẽ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và các tỉnh Trung Kỳ. Ở Quảng Ngãi, khi phong trào có dấu hiệu chuyển sang bạo động, các nhà Duy Tân, trong đó có Phạm Cao Chẩm, đã dũng cảm “đứng mũi chịu sào”, trực tiếp hướng dẫn người dân tranh đấu, đồng thời đại diện cho “lục phủ huyện dân” (dân chúng 6 phủ, huyện của tỉnh) đối mặt thương thảo với thực dân và phong kiến tay sai.

Phong trào Kháng thuế - Cự sưu ở Trung Kỳ bị đàn áp đẫm máu. Nguyễn Bá Loan, Lê Khiết, Phạm Mỹ bị xử tử. Trần Kỳ Phong, Nguyễn Sụy (Thuỵ), Nguyễn Đình Quản, Nguyễn Tuyên, Phạm Cao Chẩm... bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà yêu nước Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, trong đó có Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Thúc Duyện...

Trong tù, mặc cho bọn cai ngục đàn áp, đày ải, Phạm Cao Chẩm và các bạn tù đồng chí hướng vẫn giữ vững chí khí của người yêu nước. Ông thuộc thế hệ các chiến sĩ đầu tiên biến nhà tù thực dân thành nơi học tập tri thức, rèn luyện dũng khí, hun đúc tình cảm yêu nước, chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới với quân thù.

 Nhà thờ họ Phạm ở thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa
Nhà thờ họ Phạm ở thôn Xuân Phổ Tây, xã Nghĩa Kỳ, Tư Nghĩa

Năm 1915, được trả tự do, Phạm Cao Chẩm về lại quê nhà và nhanh chóng tham gia vào cuộc vận động chuẩn bị khởi nghĩa Duy Tân do Việt Nam Quang Phục hội khởi xướng. Ông cùng Lê Ngung, Nguyễn Thụy, Phạm Tuân... là những người được giao trách nhiệm tổ chức khởi nghĩa ở Quảng Ngãi. Âm mưu của các nhà yêu nước bị bại lộ, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Lê Ngung, Nguyễn Thụy cùng nhiều sĩ phu khác bị xử chém. Phạm Cao Chẩm bị kết án tù chung thân và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.

Mồng 4 tết Nguyên đán, năm Mậu Ngọ (1918) Tú Chẩm cùng với Nguyễn Trọng Thường (con trai thủ lĩnh Cần Vương ở Hưng Yên là Nguyễn Thiện Thuật – tức Tán Thuật) lãnh đạo những người tù chung thân nổi dậy cướp đảo. Việc lớn bất thành, hai ông bị giặc hành hạ tàn bạo rồi đem ra xử bắn, vùi xác ở nghĩa địa Hàng Keo (Côn Đảo).

Tháng 7/1988, di hài Phạm Cao Chẩm được chính quyền tỉnh Quảng Ngãi, huyện Tư Nghĩa, Ban liên lạc tù chính trị Quảng Ngãi cùng gia đình đưa về quê nhà, tổ chức cải táng long trọng.

Xuân Phổ là một làng quê trù phú, hiền hoà nằm bên hữu ngạn sông Trà Khúc, nổi tiếng với đồng mía nương dâu quanh năm xanh mượt. Họ Phạm là một trong hai dòng tộc khai phá làng Xuân Phổ, có nhiều người tham gia các phong trào yêu nước - kháng Pháp, được rất nhiều nhân sĩ và đồng bào Trung Kỳ nể trọng, như Phạm Cao Đài, Phạm Cao Đàm...

Sau cách mạng Tháng Tám-1945, có một thời gian xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa đổi tên là xã Phạm Cao Chẩm để tỏ lòng tri ân ông. Hiện nay, ở phía tây thành phố Quảng Ngãi cũng đã có một con đường mang tên Phạm Cao Chẩm.

Phạm Cao Chẩm là một nhà yêu nước, hy sinh vì nghĩa cả. Ông cũng là một nhà canh tân giáo dục theo xu hướng Duy Tân ở Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX.

Lê Hồng Khánh

Trương Định(1820- 1864)



Đu năm 1861, Pháp tn công Gia Đnh ln th hai, Qun Đnh đưa quâđn đin ca mình phi hp vi binh ca Nguyn Tri Phương phòng gi chiến tuyến Kỳ Hòa. Đi đn tht th, ông lui v Gò Công, hp cùng Lưu Tiến Thin, Lê Quang Quyn chiêu binh ng nghĩa, trn gi được vùng Gia Đnh - Đnh Tường, được triu đình phong làm Phó lãnh binh. Trương Đnh t chc lc lượng, trin khai kế hoch tác chiến c vùng Gò Công, Tân An, M Tho, Ch Ln, Sài Gòn, Đng Tháp Mười kéo dài đến biên gii Cao Miên (Campuchia). Quân s ca Trương Đnh lên ti 10.800 người.
       Đu năm 1862, Pháđánh chiếm Biên Hòa, nhưng gp phong tràđu tranh chng Pháp phát trin, tướng Bonard phi lui  nhiđim chiếđóng. Tuy vy, triđình Huế đã ký điước Nhâm Tut 1862 ct ba tnh miđông Nam b cho Pháp, thăng Trương Đnh chc Lãnh binh và ra lnh bãi binh. Nghĩa quân yêu cu Trương Đnh  li ch huy cuc kháng chiến, suy tôông làm Bình-Tây-đi nguyên-soái, ly Gò Công làm bn doanh, xây dng các căn c đa kháng chiến. Ông thng thng t chi thư d hàng ca Bonard, bt chp chiếu vua ra lnh bãi binh do Phan Thanh Gin truyn vào. Bonard xin thêm vin binh t Pháp và t Trung Quc chun b đánh úp Trương Đnh thì ngày 16/12/1862, Trương Đnh đã ra lnh công kích vào các v trí quân Phá 3 tnh miĐông, đy Pháp vào tình thế lúng túng, b đng. Tháng 2/1863, nh có vin binh, Pháp phn công Biên Hòa, Ch Ln, bao vây Gò Công. Sau khi kháng c quyết lit, ngày 28/2/1863, Trương Đnh lui quân v Phước Lc, Biên Hòa và vùng ca sông Xoài Rp.       Tháng 9/1863, Lagrandière sang thay Bonard, m cuc càn quét th hai, bđược v con và mt s tùy tùng ca Trương Đnh, song Trương Đnh vn không nao núng.
       
Ngày 19/8/1864, quân Pháp do tên ni phn Hunh Công Tn dđường tn công b ch huy Trương Đnh. Ông quyết t chiến. B thương , ông rút gươm t sáđ khi rơi vào tay gic. S hy sinh ca Trương Đnh đã đ li trong lòng nhân dân và các sĩ phu yêu nước vô vàn nim tiếc thương và kính trng. Con ông là Trương Quyn, kế nghip cha, lên vùng ChâĐc phi hp vi nghĩa quân Campuchia do Pu Côm Bô lãnh đo, cùng chiếđu chng Pháp, đt nn tng cho liên minh chiếđu chng Pháp ca hai dân tc Vit - Miên.
                                              (Theo Qung Ngãi, Đt nước - Con người - Văn hóa)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét