Theme Preview Rss

Huyện Bình Sơn

 Huyện Bình Sơn

Huyện Bình Sơn nằm ở phía đông bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý:

Huyện Bình Sơn có diện tích tự nhiên là 426,78 km² và dân số là 182.150 người.

Địa hình của huyện khá phức tạp, có cả vùng đồng bằng, bán bình nguyên và núi cao. Đường bờ biển cắt xẻ tạo thành nhiều vũng vịnh.

Huyện Bình Sơn có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Châu Ổ (huyện lỵ) và 21 xã: Bình AnBình ChánhBình ChâuBình ChươngBình ĐôngBình DươngBình HảiBình HiệpBình HòaBình KhươngBình LongBình MinhBình MỹBình NguyênBình PhướcBình Tân PhúBình ThanhBình ThạnhBình ThuậnBình TrịBình Trung.

Thông Tin Cập Nhật Mới Nhất

Sau năm 1975, huyện Bình Sơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 24 xã: Bình Chánh, Bình Châu, Bình Chương, Bình Đông, Bình Dương, Bình Hải, Bình Hiệp, Bình Hòa, Bình Khương, Bình Long, Bình Minh, Bình Mỹ, Bình Nguyên, Bình Phú, Bình Phước, Bình Tân, Bình Thanh, Bình Thạnh, Bình Thới, Bình Thuận, Bình Trị, Bình Trung, Bình Vĩnh và Bình Yến.

Ngày 23 tháng 10 năm 1978, thành lập xã Bình An tại vùng kinh tế mới.[1]

Ngày 13 tháng 3 năm 1979, sáp nhập hai xã Bình Vĩnh và Bình Yến thành xã Lý Sơn.[2]

Ngày 22 tháng 3 năm 1984, đổi tên xã Bình Vĩnh thành xã Lý Vĩnh, đổi tên xã Bình Yến thành xã Lý Hải.[3]

Ngày 19 tháng 2 năm 1986, thành lập thị trấn Châu Ổ (thị trấn huyện lỵ huyện Bình Sơn) trên cơ sở sáp nhập:

  • 56,5 ha đất với 628 nhân khẩu của xã Bình Long
  • 60,7 ha đất với 3.477 nhân khẩu của xã Bình Thới
  • 35 ha đất với 930 nhân khẩu của xã Bình Trung và 1.286 nhân khẩu là cán bộ công nhân viên của các cơ quan, đơn vị trực thuộc huyện đóng tại thị trấn.[4]

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình, huyện Bình Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.[5]

Ngày 1 tháng 1 năm 1993, tách 2 xã Lý Hải và Lý Vĩnh để thành lập huyện đảo Lý Sơn.[6]

Ngày 4 tháng 6 năm 1998, chia xã Bình Thanh thành 2 xã: Bình Thanh Đông và Bình Thanh Tây.[7]

Ngày 1 tháng 2 năm 2020[8]:

  • Sáp nhập xã Bình Thới vào thị trấn Châu Ổ
  • Sáp nhập xã Bình Phú và xã Bình Tân thành xã Bình Tân Phú
  • Sáp nhập xã Bình Thanh Đông và xã Bình Thanh Tây trở lại thành xã Bình Thanh.

Huyện Bình Sơn có 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay.

Chùa Khánh Vân - Quảng Ngãi

Chùa Khánh Vân

Chùa Khánh Vân tọa lạc trên sườn núi Khánh Vân, thuộc xóm Khánh Vân, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện, cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 10km. Chùa khai sơn vào năm 1792 là nơi mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh, nơi lưu lại dấu chân vân du của nhiều vị cao tăng đắc đạo, là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng. Do đó, chùa được xem như chứng nhân ghi dấu chặng đường lịch sử oai hùng của quê hương Quảng Ngãi.

Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái.



Ông Đặng Dân bên Dinh Bà dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ năm xưa.
Ông Đặng Dân bên Dinh Bà dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ năm xưa.


Chùa Khánh Vân là nơi đã từng lưu lại dấu chân của nhiều vị cao tăng đắc đạo. Đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng xuyên suốt trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.


Trong kháng chiến chống Mỹ vùng đồi núi Khánh Vân là nơi diễn ra những trận đánh rất ác liệt giữa ta và địch. Theo lời kể của ông Đặng Dân (75 tuổi) ở xóm Khánh Vân lực lượng du kích của ta đã biết dựa vào rừng núi hiểm trở để đánh địch. Đặc biệt trong năm 1967, khi lính Nam Triều Tiên mở trận càn tàn sát hơn 18 dân thường ở xóm Nho Lâm, sau đó hai đại đội của bọn chúng tập kích vào chùa nhưng  du kích rút lui.

 

Trước khi rút quân du kích biết kẻ thù thế nào cũng đến giếng chùa để lấy nước uống, nên đã dùng mìn 3 chấu cài dưới gầu đựng đầy nước để bên cạnh thành giếng. Đúng như dự đoán, những tên lính Nam Triều Tiên sau khi càn quét xong chúng liền đến giếng chùa dùng gàu lấy nước để uống. Khi nâng gàu lên mìn nổ làm 3 tên chết, 4 tên bị thương. Bị thua đau bọn chúng điên cuồng dùng mìn đánh phá giếng chùa, sau đó bọn chúng ồ ạt kéo quân lên chùa giết ông Trương Ngưu (người giữ chùa), đồng thời dùng mìn đánh sập chùa và đốt cháy chùa Khánh Vân. Sau đó kéo quân xuống xóm làng tàn sát ba phụ nữ và một trẻ em. Năm 1969, lính Mỹ mở trận càn vào xóm Khánh Vân, bọn chúng dùng xe ủi cày xới hoàn toàn ngôi chùa.

Vì chùa Khánh Vân là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh và cũng là chứng nhân ghi dấu chặng đường lịch sử oai hùng của quê hương xứ Quảng,  ngày 22/11/2011, chùa được UBND tỉnh cấp bằng "Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh".

Khi chúng tôi đến ngôi chùa này thì thấy quang cảnh xung quanh chùa đã được người dân phát dọn trông rất đẹp và thoáng đạt. Người dân nơi đây cũng đã đặt một vài tượng phật và làm hệ thống nước dẫn lên chùa. Hiện tại ngôi chùa này chỉ còn sót lại cái om thờ bà, dấu tích chùa năm xưa. Ông Đào Duy Cường (60 tuổi) người dân ở xóm Khánh Vân sống gần chùa cho biết: Người dân tự ý phát hoang cho khung cảnh thoáng đạt đồng thời đặt một số tượng phật mà đạo hữu cúng dường nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng chứ không hề có ý xâm hại di tích. Dân ở đây rất mong sao ngôi chùa được phục dựng lại để có nơi sinh hoạt tín ngưỡng.


Không giống như bao ngôi chùa khác ở Quảng Ngãi thường nghi ngút khói hương và tấp nập du khách đi vãn chùa. Chùa Khánh Vân nằm trầm mặc trên sườn núi, chỉ có những ngày sóc vọng mới có nhiều người lên vãn cảnh, cúng dường.

Chùa Diệu Giác - Quảng Ngãi

 Chùa Diệu Giác

 

Chùa Diệu Giác có kiến trúc hình chữ “khẩu” dù được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét cổ kính độc đáo

Chùa Diệu giác là một trong những ngôi chùa cổ được xây dựng sớm nhất tại Quảng Ngãi. Theo lời truyền lại: Chùa được xây dựng vào năm Bính Ngọ 1666, gắn với những truyền thuyết về Huyền Trân công chúa. 

Buổi ban đầu chùa có tên là Viên Tông tự, được chúa Nguyễn Phúc Khoát ban biển ngạch Sắc tứ vào ngày mùng 8 tháng 6 năm Giáp Tuất- 1754, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 15, triều vua Lê Hiển Tông. Năm Thiệu Trị nguyên niên (Tân Sửu- 1841) chùa đổi tên là Diệu Giác tự vì kỵ huý tên nhà vua -Nguyễn Phúc Miên Tông.


Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, chép:

“Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn, chùa dựng trên gò cao, trước mặt trông ra hồ lớn nhỏ. Hồi đầu bản triều có sắc cho tên là Viên Tông, quy mô rộng rãi, sau trải qua loạn lạc, chùa bị tàn phá, đến lúc đại định, các tăng đồ mới tu bổ lại. Từ đấy đèn hương rất thịnh. Năm Thiệu Trị thứ nhứt (1841) đổi tên là chùa Diệu Giác, năm thứ 5 người địa phương trùng tu, nhà cửa sạch sẽ rộng rãi, giới luật trang nghiêm, nhiều người đến lễ và xin thẻ”(1).

Trong chùa Diệu Giác hiện còn lưu giữ một số văn bản chữ Hán giá trị ghi lại nhiều sự kiện liên quan đến chùa. Theo đó, từ năm 1841 đến 1848, chùa đã trải qua ba lần trùng tu, sau đó đến nay, chùa trải qua nhiều lần tôn tạo khác. Do đó, kiến trúc của chùa hiện nay so với trước đây đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, chùa Diệu Giác vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm của ngôi chùa có lịch sử gần 400 năm.

Chùa Diệu Giác hiện nay có kiến trúc hình chữ “khẩu” (hình vuông). Từ tam quan đi vào khoảng 50 m là Đại hùng bảo điện được xây dựng khá bề thế. Phía sau và hai bên chánh điện là nhà tổ, nhà khách và nhà trù. Trong khuôn viên chùa, ngoài am thờ Huyền Trân còn có ba ngôi tháp cổ, là mộ của các vị trụ trì đời thứ nhất, đời thứ hai và đời thứ năm.

Là một trong các danh tự của Quảng Ngãi nên chùa Diệu Giác được nhắc đến trong nhiều bộ sử sách. Đại Nam nhất thống chí viết về chùa như sau: “Chùa Diệu Giác ở huyện Bình Sơn… Hồi đầu, bản triều có sắc cho tên Viên Tông tự, quy mô rộng rãi. Sau trải qua loạn lạc, chùa bị tàn phá. Đến lúc đại định, các tông đồ mới tu lại rất thịnh. Năm Thiệu Trị thứ nhất, đổi tên thành chùa Diệu Giác”.

Một điều đặc biệt ở Diệu Giác tự là các sư trụ trì của chùa qua các đời thuộc nhiều thiền phái khác nhau (như Thiệt Diệu Liễu Quán, Minh Châu Hương Hải, Minh Hải Bảo pháp…). Đây cũng là ngôi chùa có sự gắn kết với cộng đồng rất sâu đậm. Trong lịch sử của chùa, nhiều lần các hào lý và người dân làng Phú Lộc đứng ra khấu trình triều đình xin tôn tạo chùa (điều này còn được ghi lại trong các văn bia tại chùa). Những thời gian chùa không có chư tăng trụ trì, phật tử và nhân dân trong vùng đã thay nhau hương khói, coi sóc chùa. Hiện nay, chùa vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân vùng Bình Sơn.

Diệu Giác tự là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của tỉnh Quảng Ngãi. Về xứ Cẩm Thành, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội vãn cảnh chùa Diệu Giác để có được những trải nghiệm thú vị giữa chốn thiền môn nơi ngôi cổ tự có từ gần 400 năm trước.

Chùa tọa lạc sát phía tây quốc lộ 1A, thuộc thôn Phú Lộc, xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, cách trung tâm khoảng 20km về hướng Bắc. Theo lời truyền lại, xưa kia chùa được xây dựng theo kiểu chữ Tam, có 2 tầng mái chồng diêm, bốn góc uốn cong gắn đầu phụng. Năm Tự Đức thứ hai – 1848 xây thêm bảo tháp Quán thế âm ở sân chùa. Nội thất ngôi chùa khá uy nghi, gian chính điện có bức hoành phi sơn son dát đồng.

Sau nhiều lần trùng tu, kiến trúc chùa có sự thay đổi, nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm của ngôi chùa có lịch sử gần 400 năm. Hiện nay, chùa có kiến trúc hình chữ “khẩu” (hình vuông). Đi vào sẽ gặp ngay Đại hùng bửu điện.

Hiện nay, chùa đã trở thành nơi gắn bó với người dân trong văn hoá tâm linh tín ngưỡng. Hàng năm chùa tổ chức những ngày vía, lễ Vu Lan, Phật Đản… thường xuyên và được người dân cùng với các du khách hành hương tham gia dự lễ và chiêm bái thường xuyên.


Xem thêm: https://phatgiao.vn/bai-viet/luoc-su-chua-sac-tu-dieu-giac.html

 

Kiến trúc đá ong

 

Kiến trúc đá ong

Những ngôi nhà xây bằng đá ong thường mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.


Các xã phía đông huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có nhiều ngôi nhà được xây bằng đá ong. Nhà văn hóa cũ của thôn An Lộc, xã Bình Trị là một trong những nhà đá ong lớn và nhiều tuổi nhất.

Đoàn Văn Bòng, 46 tuổi, ở thôn Vạn Tường, kể rằng, từ nhỏ anh đã thấy ông, cha làm nhà bằng đá ong. "Trước đây ở làng có mỏ đá ong, chúng tôi khai thác, đục những đá thành những khối vuông vức về làm giếng, nhà", ông Bòng nói. Những năm xi măng chưa phổ biến, người dân có thể ghép đá lại với nhau mà không cần mạch hồ kết dính.


Cột chống mái nhà được đệm bằng một hòn đá ong hình trụ tròn trước khi tiếp nền. Ông Nguyễn Công Cung, Phó chủ tịch UBND xã Bình Trị cho biết, nhà văn hóa được xây trước năm 1975. Nhà được xây từ công sức và tiền của của dân làng, sau đó sửa chữa nhiều lần. Người dân có lúc định phá đi nhưng cuối cùng vẫn giữ lại, dù có nhà văn hóa mới.

Bà Nguyễn Thị Tửu, 86 tuổi (ở thôn Vạn Tường, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn) trong căn nhà đá ong xây từ những năm đầu thập niên 1980. Ngôi nhà còn lưu lại nhiều nội thất cũ của gia đình như chiếc tủ, bàn...

Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Tỉnh Quảng Ngãi

THỜI NHÀ LÊ:

Năm 1471, quân Đại Việt lấy lại Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, chiếm kinh đô Chà Bàn (nay thuộc tỉnh Bình Định) của Vương quốc Chămpa. Tháng 6 âm lịch, thiết lập đạo thừa tuyên Quảng Nam (nay là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng), gồm 3 phủ Thăng Hoa, Tư Nghĩa, Hoài Nhân. tỉnh Quảng Ngãi thuộc Phủ Tư Nghĩa.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung chiếm ngôi nhà Lê, lập nên nhà Mạc.

Năm 1533, Nguyễn Kim nổi lên chống nhà Mạc, tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lấy hiệu là vua Lê Trung Tông, hình thành cục diện Nam- Bắc triều.

Năm 1545, Tướng của Nguyễn Kim là Bùi Tá Hán được giao nhiệm vụ trấn thủ Quảng Nam (nay là vùng đất thuộc các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng).

Năm 1558, Nguyễn Hoàng nhận nhiệm vụ trấn thủ Thuận Hóa.

Năm 1602, Trấn Quảng Nam đổi thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam) đổi thành phủ Quảng Nghĩa/Ngãi (danh xưng Quảng Ngãi/ Nghĩa lần đầu tiên xuất hiện, phủ Quảng Nghĩa nay là tỉnh Quảng Ngãi).

Năm 1771, Khởi nghĩa Tây Sơn.

Năm 1776, Nhà Tây Sơn đổi tên phủ Quảng Nghĩa thành phủ Hòa Nghĩa.

Năm 1803, Nhà Nguyễn đổi phủ Hoà Nghĩa trở lại tên cũ là phủ Quảng Nghĩa.

Năm 1807, Xã Cù Mông (sau đổi là xã Chánh Mông rồi Chánh Lộ) được chọn làm nơi xây dựng tỉnh Quảng Ngãi.

Năm 1832, Tỉnh Quảng Nghĩa/Ngãi được thành lập. Cả nước lúc này có 30 tỉnh và 1 phủ (kinh đô Thừa Thiên).

Năm 1834, Lấy kinh sư (Thừa Thiên) làm trung tâm, triều đình nhà Nguyễn chia cả nước thành các trực kỳ trong đó tả trực gồm 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Năm 1884, với 2 hiệp ước Quý Mùi và Giáp Thân, nước Việt Nam, trong đó có tỉnh Quảng Ngãi, đã trở thành thuộc địa của Pháp. Từ thời các chúa Nguyễn (lúc còn là cấp phủ) đến thời nhà Nguyễn độc lập (thời đã là tỉnh Quảng Ngãi), thì Quảng Ngãi luôn là địa phương quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thời đó còn chưa được phân biệt rõ ràng và trực thuộc huyện Bình Sơn Quảng Ngãi), bằng các đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

QUÃNG NGÃI THẾ KỶ XX


Từ năm 1909 đến cuối của triều Nguyễn (1945) miền Trung châu Quảng Ngãi được chia thành 4 phủ là Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Mộ Đức, 2 huyện Nghĩa Hành, Đức Phổ gồm 21 tổng, 403 làng. Miền thượng được chia thành 4 nha gồm Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ với 27 tổng, 199 "nóc".

Từ ngày 9 tháng 3 năm 1945 đến 19 tháng 8 năm 1945, tổ chức hành chánh ít thay đổi, nhưng thay đổi trên danh từ Tuần Vũ gọi là tỉnh trưởng, ở huyện gọi là huyện trưởng, chức Chánh, Phó sứ thời Pháp do một cơ quan hiến binh Nhật đảm trách.

Thời kỳ đầu của cuộc tổng khởi nghĩa toàn dân năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên là tỉnh Lê Trung Đình, phủ Tư Nghĩa đổi thành phủ Nguyễn Thụy(Sụy), xã Chánh Lộ lấy tên xã Nguyễn Viện v.v... Về tổ chức, lập liên xã, bỏ các làng cũ. Nhưng, sau một thời gian thay danh hiệu tỉnh, huyện, tổng, xã đều lấy lại tên cũ. Các phủ, huyện, nha trong tỉnh đều gọi tên thống nhất là huyện, gồm tất cả 10 huyện, tổng, 124 liên xã.
Đảo Lý Sơn nhập vào huyện Bình Sơn nhưng năm 1952 bị quân Pháp chiếm đóng sát nhập hải đảo vào thị xã Đà Nẵng.

TỈNH QUÃNG NGÃI VIỆT NAM CỘNG HÒA


Từ 1 tháng 11 năm 1954 đến năm 1971, tỉnh Quảng Ngãi được chia thành 10 quận gồm:

1 - Bình Sơn
2 - Sơn Tịnh
3 - Tư Nghĩa
4 - Nghĩa Hành
5 - Mộ Đức
6 - Đức Phổ
7 - Trà Bồng
8 - Sơn Hà
9 - Minh Long
10 - Ba Tơ

- Số xã trong toàn tỉnh có thay đổi, năm 1968 có 158 xã, năm 1970 theo sự sát nhập của Bộ Nội Vụ 122 xã, 319 ấp.

(Tài liệu của Phóng Viên Chiến Trường sưu tầm)


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


Trại Ngô Tùng Châu, Quảng Ngãi - Chu Lai - Đức Phố. Trại này không biết thuộc đơn vị nào?




QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie






Quảng Ngãi 1971 - Đường Ngô Quyền Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi - Chu Lai 1971 Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Chu Lai 1970 Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi 1971 - Chợ Kỳ Hòa Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi 1971 - Chợ Kỳ Hòa Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi 1970 - Chợ Kỳ Hòa Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi 1970 - Chợ Kỳ Hòa Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive




Quảng Ngãi 1970 - Air VN C-47 Don Kilgore Collection - Vietnam Center and Archive


Quảng Ngãi 1970-71 - Into the Valley by Mark Melnick


Quảng Ngãi 1970-71 - South China Sea Biển Đông by Mark Melnick


Quảng Ngãi 1970-71 - Sunset at the Chu Lai Amphitheatre May - The 91st Evacuation Hospital is at the top of the hill by Mark Melnick


Quảng Ngãi 1970-71 - Tactically important American Motor Pool sited next to statistically insignificant Vietnamese Grammar School. by Mark Melnick




Quảng Ngãi 1970 - Sân bay Trà Bồng. Photo by vnvetlester


Quảng Ngãi 1970 - - Santa plane leaving Tra Bong - Máy bay Ông già Noel rời Trà Bồng. - The C-7 Caribou was painted with a Santa face. It delivered toy's and food to the children of Tra Bong in 1970. It also went to other remote locations during it's flight. Chiếc máy bay C-7 Caribou vẽ mặt ông già Noel mang quà đồ chơi và thực phẩm cho trẻ em ở Trà Bồng (Quảng Ngãi) năm 1970. Nó cũng ghé đến những nơi xa xôi khác trong cùng chuyến bay. Photo by vnvetlester



Quảng Ngãi 1970 - Trà Bồng Photo by vnvetlester



Quảng Ngãi 1970 - Trà Bồng Photo by vnvetlester


Quảng Ngãi 1970 - Trà Bồng Photo by vnvetlester


Quảng Ngãi 1970 - Trà Bồng Photo by vnvetlester

Quảng Ngãi 1970 - Trà Bồng Photo by vnvetlester


Nguồn : Page Phóng Viên Chiến Trường
QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie



QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie


QUẢNG NGÃI 1967-68 by Larry Solie 

 Read more at: https://anhxua.net/album/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-tinh-quang-ngai.html

Rừng bàu Cá Cái

Rừng bàu Cá Cái chuyển sắc trắng trong mùa thu

QUẢNG NGÃIHàng nghìn cây cóc trắng rụng lá mang tới vẻ đẹp khác lạ cho rừng ngập mặn gần cảng Dung Quất trong mắt khách tham quan.

Huỳnh Phương

Ảnh: Duy Sinh